| Hotline: 0983.970.780

Làm gì với bệnh đạo ôn hại lúa?

Thứ Ba 19/07/2011 , 10:07 (GMT+7)

Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae gây ra, là một trong vài loại dịch hại nguy hiểm đối với cây lúa ở nước ta và nhiều nước khác trong khu vực. Nấm bệnh có thể tấn công trên lá, trên cổ bông, cổ gié hoặc trên hạt.

- Trên lá: Bệnh hại chủ yếu ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh. Lúc đầu vết bệnh chỉ nhỏ như đầu mũi kim, mầu xám xanh giống như bị nước sôi, sau chuyển sang mầu nâu, rồi lan rộng dần ra thành hình thoi, xung quanh mầu nâu đậm, giữa mầu xám trắng. Nếu nặng, nhiều vết liên kết lại với nhau tạo thành mảng lớn, có thể làm lá bị khô cháy, cây lúa lụi tàn, gây thất thu năng suất nghiêm trọng.

- Trên cổ bông, cổ gié: Nếu nấm bệnh tấn công trên cổ bông, cổ gié, sẽ cản trở việc vận chuyển chất dinh dưỡng từ cây lúa lên nuôi bông, nuôi hạt, hạt lúa sẽ bị lép lửng. Nếu bệnh tấn công sớm có thể làm cho hạt lúa bị lép hoàn toàn.

Chỗ bị bệnh lúc đầu có mầu xám xanh, sau chuyển dần sang mầu nâu, nâu đậm. Nếu ẩm độ không khí cao, chỗ vết bệnh sẽ mọc một lớp nấm mốc mầu xám xanh, dễ bị gẫy, làm ruộng lúa trở nên xơ xác.

- Trên hạt: Vết bệnh có hình tròn, viền nâu, tâm mầu xám trắng, đường kính khoảng 1-2 mm, làm hạt lúa bị lem lép. Nếu bị bệnh sớm, hạt lúa có thể bị lép hoàn.

Để hạn chế tác hại của bệnh một cách chủ động, cần áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ và hợp lý trong quy trình quản lí dịch hại tổng hợp ngay từ đầu vụ. Cụ thể là:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 142 ra ngày 19/7/2011)

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.