| Hotline: 0983.970.780

Làm giàu từ nuôi bồ câu Pháp

Thứ Ba 01/03/2011 , 10:05 (GMT+7)

Ở thôn Hội Xương, xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), có anh Nguyễn Hữu Khánh nuôi chim bồ câu Pháp hiệu quả, thu nhập ổn định.

Ở thôn Hội Xương, xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), có anh Nguyễn Hữu Khánh nuôi chim bồ câu Pháp hiệu quả, thu nhập ổn định.

Đầu năm 2010, anh Khánh đến với nghề nuôi bồ câu Pháp trong lần tình cờ xem qua sách báo. Sau thời gian tham khảo, anh Khánh nhận thấy cách nuôi chim đơn giản, ít dịch bệnh nên gia đình đã mạnh dạn đầu tư. Anh Khánh cho biết trước khi nuôi bồ câu, gia đình anh đã từng nuôi gà nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Sau đó anh thử nuôi bồ câu Pháp không ngờ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Được biết, lúc đầu mới tập sự nuôi, gia đình anh Khánh nuôi khoảng 20 cặp bồ câu nhà (bồ câu ta) để thử nghiệm. Thấy bồ câu phát triển và sinh sản nhanh, lại không xảy ra dịch bệnh, nên anh quyết định chuyển sang nuôi bồ câu Pháp.

Việc tìm con giống, gia đình anh Khánh lên tận Đăk Lăk mua 20 cặp với giá 5 triệu đồng (khoảng 2,5 tháng tuổi) về nuôi. Xem mô hình nuôi bồ câu Pháp này, quan sát thấy, chuồng nuôi có quy cách 50x50cm, trên và dưới bọc lưới, xung quanh gắn ván xẻ, tận dụng các chai nhựa làm máng ăn, uống để tiết kiệm chi phí. Mỗi ô chuồng là 1 cặp, trang bị đầy đủ máng ăn, nước uống và ổ đẻ.

Anh Khánh cho hay: Hiện nay, thị thường rất ưa chuộng thịt bồ câu vì bổ dưỡng và sạch. Giá chim thương phẩm khoảng 80-120 ngàn đồng/kg; chim giống hậu bị 300-350 ngàn đồng/cặp. Trong quá trình nuôi, anh Khánh nhận thấy chim sinh trưởng và phát triển tốt. Nuôi hết tháng thứ 5, chim trưởng thành đã bắt đầu đẻ và hầu như đẻ quanh năm. Đặc điểm của chim bồ câu là chúng vừa đẻ vừa nuôi con. Trứng ấp 20 ngày nở, sau đó khoảng 4 ngày, chúng lại có thể đẻ tiếp.

Bồ câu Pháp trưởng thành đạt trọng lượng từ 800 gram lạng đến 1,2 kg/con. Chim có 3 màu lông: Trắng tinh, lam chì, hung đỏ. Chim không nhát mà rất dạn người. Con giống xuất chuồng đạt 2 tháng tuổi, trọng lượng hơn 500 gram. Cũng theo anh Khánh, thức ăn cho bồ câu Pháp hàng ngày là lúa, bắp, đậu…, cho ăn dặm thêm ít cám công nghiệp để chim mau lớn. Chú ý trong khi nuôi, nước uống cho chim phải sạch, do đó chúng ta phải thay nước hàng ngày. Đồng thời, chuồng nuôi cũng phải sạch sẽ, thoáng mát...

Bồ câu nhìn chung rất khỏe, ít thấy biểu hiện bệnh tật, tuy nhiên cần tuân thủ việc tiêm phòng để tránh rủi ro. Để nuôi bồ câu đẻ đúng độ tuổi và liên tục thì khi chim mái ấp nở được 10-12 ngày, ta tiến hành lấy chim con sang ô chuồng bên cạnh để chim trống nuôi, chim mái bay ra chạy nhảy 4-7 ngày lại đẻ tiếp. Còn để tiết kiệm chi phí thức ăn và nhằm tránh cho chim ăn quá no, mỗi ngày chỉ nên cho ăn 2 lần.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.