| Hotline: 0983.970.780

Làm mới chè truyền thống

Thứ Sáu 05/11/2021 , 10:00 (GMT+7)

THÁI NGUYÊN Bài toán đưa chè Thái Nguyên trở thành đồ uống phổ biến trong nước và dần chiếm lĩnh thị trường nước ngoài đã bắt đầu được quan tâm tại vùng chè đặc sản Tân Cương.

Vẫn chủ yếu bán cho người Việt

Bài liên quan

Mặc dù đã có nhiều sản phẩm được đưa ra thị trường quốc tế như: Được công nhận Kỷ lục Việt Nam “Thái Nguyên - Thương hiệu trà danh tiếng được nhiều người biết đến nhất” và Kỷ lục Châu Á “Sản phẩm trà Thái Nguyên thuộc Top các đặc sản quà tặng có giá trị của Châu Á” (năm 2013); đạt giải Bạc (2016), giải Đặc biệt (2017) tại Cuộc thi Chè đặc sản quốc tế Bắc Mỹ…

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, chè Thái Nguyên nói chung và chè Tân Cương nói riêng, vẫn chủ yếu bán cho người Việt. Sản phẩm chè búp khô truyền thống thậm chí còn không phù hợp với khẩu vị của số đông người Việt Nam, nhất là giới trẻ.

Chất lượng tốt, nhưng chè Tân Cương nói riêng, chè Thái Nguyên nói chung vẫn chưa hòa mình được vào dòng chảy thị trường chè quốc tế cũng như thị hiếu mới của người tiêu dùng. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Chất lượng tốt, nhưng chè Tân Cương nói riêng, chè Thái Nguyên nói chung vẫn chưa hòa mình được vào dòng chảy thị trường chè quốc tế cũng như thị hiếu mới của người tiêu dùng. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Bài liên quan

Là một doanh nghiệp có thời gian dài (hoạt động hơn 14 năm) trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt khai thác mỏ tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, năm 2020, Công ty Cổ phần Nhẫn đã đầu tư nhà xưởng tại xóm Soi Vàng, xã Tân Cương để chế biến chè theo công nghệ hoàn toàn khác.

Anh Trần Đông Hải, 48 tuổi, Giám đốc công ty tâm sự: Đã hơn 20 năm nay, anh luôn ấp ủ làm chè mà phải làm ra làm, phải có được những sản phẩm chè hoàn hảo. Ông bà ngoại của anh đến Tân Cương từ cuối thập niên 1930 để làm thuê cho đồn điền chè của cụ Đội Năm.

Sinh ra và lớn lên giữa vùng chè, bản thân được đi nhiều vùng chè nổi tiếng của thế giới để thưởng thức, anh Hải càng thấy rõ hơn giá trị của cây chè trung du truyền thống trên đất Tân Cương. Chỉ có ở vùng đất này, cây chè mới cho ra hương vị độc đáo riêng biệt không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.

Đó là màu nước nâu vàng trong veo màu mật ong, hương thơm chậm mà bền, vị nước ngọt hậu để lại dư ba sau khi uống. Chè này dù pha đặc đến mấy nhưng uống vẫn không mất ngủ. Nét khác biệt nhất là vị chát ban đầu chuyển thành ngọt hậu kiến người ta dễ “nghiện”, uống chè này rồi thì không muốn uống chè khác.

Anh Hải đã đăng ký bảo vệ độc quyền nhãn hiệu “Nguyệt Nhật Trà” bao hàm ý nghĩa sản phẩm là sự kết tinh của đất trời, sự giao hoà của thiên nhiên tạo nên sự tinh tuý của mỗi búp chè.

Để thực hiện ý tưởng về một vùng chè quý, cùng với tiềm lực kinh tế mạnh và quyết tâm cao độ, anh Hải đã đầu tư mua hơn 10 ha đất để trồng chè và làm nhà xưởng chế biến, chỉ riêng tiền lương của gần 20 công nhân chuyên về làm chè, mỗi tháng đã phải chi trả 200 triệu đồng. Chi phí xây nhà xưởng cả nghìn mét vuông và máy móc chế biến nhiều tỉ đồng.

Quay lại với giống chè trung du

Anh Hải cho biết, vốn dĩ thổ nhưỡng khí hậu của Tân Cương rất trong lành, đất đai sạch, màu mỡ, nhưng trong quá trình sản xuất hàng chục năm qua, người dân đã quá lạm dụng hoá chất. Cây chè cổ trung du là loại cây rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất, hút được các khoáng chất quý trong đất để nuôi búp.

Người trồng chè liên tục thay đổi các giống chè mới, trong khi giống chè bản địa trung du đã mai một, mất dần bản sắc. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Người trồng chè liên tục thay đổi các giống chè mới, trong khi giống chè bản địa trung du đã mai một, mất dần bản sắc. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Anh đã chứng kiến những cây chè trung du cổ to bằng cái phích nhưng bị đốn bỏ để trồng các loại chè khác. Người dân chạy theo năng suất và thị hiếu nên thay đổi giống liên tục, cùng với đó là tìm mọi cách phun bón kích để đạt sản lượng cao.

Chính vì vậy, không chỉ sản phẩm chè mà cả đất đai cũng bị nhiễm những chất độc hại. Thẳng thắn bày tỏ về mục đích đầu tư vào chè, anh Hải cho biết gần nửa đời theo đuổi các lĩnh vực khai khác mỏ, kinh doanh các loại quặng, nguồn tài nguyên đó không tái tạo, đang trở nên cạn kiệt, vì thế anh thấy đã đến lúc cần chuyển hướng sang làm chè hữu cơ bền vững.

Mấy năm vừa qua, anh Hải đã cho cải tạo 5 ha đất, bằng cách gọt hết đất cũ đi đổ đất sạch lên. Giống chè là chè trung du, trồng đúng theo kỹ thuật thời trước, khoảng cách giữa mỗi cây 1,5 m nhằm cho cây quang hợp tốt, đủ ánh nắng để chống nấm mốc và dễ chăm tưới.

Cái khó nhất là nước tưới. Mặc dù ngay đầu nguồn sông Công nhưng nhiều xóm của Tân Cương thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm chè xuân. Để khắc phục tình trạng đó, người dân đã đào giếng nhưng vẫn không đủ nước vào mùa khô.

Bài toán nước tưới được anh Hải xử lý bằng cách xây bể chứa trên đỉnh một ngọn đồi cao nhất, sau đó dùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động theo công nghệ Israel cho mỗi gốc chè. Những sản phẩm mang thương hiệu “Nguyệt Nhật Trà” đầu tiên sẽ được sản xuất vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022, sản lượng trên dưới 100 kg, là món quà Tết rất ý nghĩa để dành tặng đối tác của Công ty.

Hướng tới thị trường quốc tế và thị hiếu giới trẻ

Anh Hải khẳng định, dù sản phẩm chè được sản xuất hữu cơ, hi vọng là chất lượng “không thể chê” nhưng đây không phải sản phẩm có thể đưa ra thế giới, nó là chè quý đối với người Việt sành thưởng thức và hoàn toàn không hợp khẩu vị người nước ngoài nên không thể có thị trường ở nước ngoài.

Đóng gói tại HTX Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương). Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Đóng gói tại HTX Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương). Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Về chè để kinh doanh, anh Hải cho rằng nhất thiết phải nhắm đến thị trường thế giới và giới trẻ. Sản phẩm chè búp trung du truyền thống không thể tiếp cận được những thị trường này. Cách duy nhất là phải thay đổi công thức, kỹ thuật chế biến để cho ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của thị trường rộng lớn đó.

Dành rất nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, anh Hải thấy rằng chè Tân Cương chế biến thành hồng trà cho chất lượng rất tốt, được giới trẻ đặc biệt yêu thích. Với dây chuyền chế biến hồng trà, toàn bộ các công đoạn thu hái, chế biến đều khác xa so với làm chè truyền thống.

Hiện nay, chè Tân Cương thu hái thủ công theo chuẩn hái non tay, loại búp thường gồm nõn và 3 - 4 lá, chè tôm 1 - 2 lá, chè đinh chỉ hái nõn, chi phí công thu hái rất cao khiến giá chè cao.

Hơn nữa, sau khi thu hái, chủ vườn phải đốn bỏ những cành lá bánh tẻ rất lãng phí. Nguyên liệu để chế biến hồng trà có thể tận dụng được mọi bộ phận của cây chè, từ búp, lá non, lá già hậm chí cả thân cành.

Chè sẽ được đốn đưa về xưởng rồi mới “phân kim” để chế biến. Hiện, anh Hải đang tập trung vào gần 10 sản phẩm hồng trà để sớm đưa ra thị trường. Anh cho rằng, hồng trà chế biến từ nguyên liệu chè Tân Cương có hương vị khác hẳn với chè búp, đó là do công thức chế biến khác hẳn, mà quan trọng nhất là khử vị chát và tạo mốc. Tuy nhiên, những vi chất quý hiếm của chè Tân Cương thì vẫn giữ nguyên nên sản phẩm hồng trà không chỉ ngon mà còn là đồ uống rất có lợi cho sức khỏe.

Cùng với tiềm lực, sự đam mê và cách làm bài bản trong việc phát huy lợi thế chè Tân Cương vốn đã nổi tiếng, đồng thời sản xuất dòng trà truyền thống cao cấp và những sản phẩm thị trường hiện đại, thời thượng, không có gì để nghi ngờ sự thành công của con đường mà anh Trần Đông Hải đã mở ra.

Đây cũng là hướng đi tất yếu của ngành chè trên con đường phát triển. Chứng kiến hệ thống đồi chè, nhà xưởng quy mô hiện đại, được quy hoạch hài hòa với thiên nhiên Tân Cương, chúng tôi tin rằng nơi đây sẽ sớm là một điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch lữ hành trong nước và quốc tế.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm