| Hotline: 0983.970.780

Lâm nghiệp là cơ hội để Tuyên Quang làm giàu!

Thứ Ba 18/12/2018 , 20:44 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá: Kinh tế lâm nghiệp đang là thời cơ lớn để Tuyên Quang làm giàu, nhất là trong bối cảnh ngành gỗ đang ngày càng xây dựng vị thế vững chắc, với kim ngạch XK đang nhắm địch 10 tỉ USD.

18-20-30_dscf6263
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi làm việc

Chiều ngày 18/12, Bộ NN-PTNT đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tuyên Quang. Theo báo cáo, đến nay, tổng diện tích rừng của tỉnh đã được nâng lên ở mức gần 500 nghìn ha, đưa độ che phủ rừng toàn tỉnh lên mức gần 65%, đứng thứ 2 cả nước. Trong đó, với gần 200 nghìn ha rừng SX, sản lượng gỗ rừng trồng của tỉnh hàng năm đạt trên 800 nghìn mét khối, là tỉnh có sản lượng gỗ lớn nhất tại vùng Trung du MNPB (chiếm 23% tổng sản lượng gỗ khai thác toàn vùng).

Đến nay, Tuyên Quang cũng là tỉnh đã triển khai thực hiện cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quản lí rừng bền vững FSC cho gần 20 nghìn ha, chiếm gần 10% tổng diện tích rừng SX toàn tỉnh. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, đây là tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC cao nhất cả nước (so với mức bình quân toàn quốc chỉ khoảng 4%).

Hiện Tuyên Quang cũng đã hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động đối với 5 Cty lâm nghiệp trên toàn tỉnh, đồng thời phát triển mạnh việc hợp tác, liên kết trồng rừng SX nguyên liệu với trên 90% diện tích rừng của các Cty lâm nghiệp được liên doanh SX với các hộ gia đình...

Bên cạnh đó, tỉnh đã thu hút được đồng bộ các DN lớn đầu tư vào ngành khai thác, chế biến gỗ, từ các DN sản xuất giấy, gỗ, đến ván MDF. Điển hình như NM bột giấy An Hòa có công suất 130 nghìn tấn bột giấy/năm (chuẩn bị đầu tư mới dây chuyền thứ 2 vào năm 2021); Cty cổ phần Woodsland đầu tư NM chế biến gỗ công suất 150 nghìn mét khối/năm...

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá: Lâm nghiệp đang khẳng định vị thế ngày càng lớn, với kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ dự kiến có thể đạt 9,5 tỉ USD trong năm 2018, đứng thứ 5 thế giới. Không những gỗ, nguồn thu từ các dịch vụ ngoài gỗ như dịch vụ môi trường rừng, tới đây là chứng chỉ cac-bon sẽ ngày càng có đóng góp quan trọng cho ngành lâm nghiệp.

Bên cạnh đó, ngành lâm nghiệp cũng đang dần xây dựng hướng kết hợp trồng rừng và các lâm sản ngoài gỗ, nhất là dược liệu. Với nền tảng mà ngành lâm nghiệp Tuyên Quang đã và đang xây dựng được một cách đồng bộ từ trồng rừng tới chế biến, với độ che phủ rừng đứng thứ 2 cả nước, đây đang là thời cơ lớn cho Tuyên Quang bứt phá, làm giàu từ ngành lâm nghiệp.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng đánh giá, với năng suất gỗ bình quân chỉ mới đạt 70-70 mét khối/ha/chu kỳ, Tuyên Quang nói riêng và ngành lâm nghiệp của Việt Nam nói chung có năng suất gỗ rừng trồng vẫn còn quá thấp so với mặt bằng chung của thế giới (nhiều nước thậm chí đã lên tới 500 – 600 mét khối/chu kỳ).

18-20-30_dscf4730
Tuyên Quang là điển hình về kinh tế lâm nghiệp (trong ảnh: Trồng rừng SX tại huyện Sơn Dương)

Bên cạnh đó, chất lượng nguồn giống cho trồng rừng SX của tỉnh vẫn đang là khâu rất yếu với tỉ lệ giống có chất lượng cao mới chỉ khoảng 10%. Bộ trưởng cho biết thời gian tới, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Tuyên Quang sẽ sớm có một dự án cụ thể, chi tiết về phát triển tổng thể ngành kinh tế lâm nghiệp cho tỉnh Tuyên Quang, xem đây là tỉnh điểm trên cả nước về về làm giàu từ kinh tế lâm nghiệp.

Theo đó, Bộ NN-PTNT sẽ có các chính sách cụ thể, nhất là vận dụng các chính sách hiện có theo Quyết định số 886/QĐ-TTg năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020. Trong đó, sẽ phối hợp hỗ trợ, thu hút đầu tư theo hướng xã hội hóa, có DN đầu tư một cách bài bản cho khâu nghiên cứu, SX giống cây lâm nghiệp đủ cung ứng cho nhu cầu trồng mới hàng năm gỗ nguyên liệu. Mục tiêu căn bản là phải nâng được năng suất gỗ bình quân lên ít nhất 100 mét khối/ha/chu kỳ, đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn. Bên cạnh đó, sẽ có chính sách cụ thể cho việc nghiên cứu các giống cây lâm nghiệp bản địa, giá trị cao, các lâm sản ngoài gỗ, nhất là dược liệu...

Tại buổi làm việc, ông Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang; ông Phạm Minh Huấn, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đánh giá cao sự hỗ trợ của Bộ NN-PTNT cho tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua trong phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM. Bên cạnh kinh tế lâm nghiệp, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tuyên Quang cũng đã đề nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ trong việc nghiên cứu chọn tạo, SX và thương mại hóa đối với các loài cá quý hiếm tại Tuyên Quang như cá rầm xanh, cá anh vũ, cá bỗng, cá chiên...; nghiên cứu chọn tạo giống trâu thịt hàng hóa chất lượng cao để phát triển trên địa bàn tỉnh. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã đồng ý và giao các cơ quan, đơn vị của Bộ NN-PTNT phối hợp với tỉnh Tuyên Quang triển khai trong thời gian tới.

 

Xem thêm
Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm