| Hotline: 0983.970.780

Làm tươi máu đàn trâu

Thứ Năm 14/05/2020 , 10:14 (GMT+7)

Thuật ngữ trên được sử dụng trong chuyên môn chăn nuôi với mục đích cải thiện chất lượng đàn trâu.

Trâu đầm lầy Thái Lan được chọn nghiên cứu để góp phần làm tươi máu đàn trâu. Ảnh: Đào Thanh.

Trâu đầm lầy Thái Lan được chọn nghiên cứu để góp phần làm tươi máu đàn trâu. Ảnh: Đào Thanh.

Nhập trâu Thái Lan

Được sự đồng ý của Bộ NN & PTNT, năm 2017, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi (Viện Chăn nuôi) nhập 35 con trâu đầm lầy từ Thái Lan (gồm 5 con đực và 30 con cái) để đánh giá khả năng thích nghi của của giống.

Ông Nguyễn Văn Đại (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi) cho biết, do điều kiện tự nhiên của vùng, đàn trâu được nhân giống thông qua việc phối giống trực tiếp, dẫn đến việc khó kiểm soát sự đồng huyết trong đàn, làm suy thoái tiềm năng di truyền. Trong khi đó, nhu cầu giống trâu trong nước cần thiết và cấp bách. Do yêu cầu thực tế sản xuất và nghiên cứu đã chỉ rõ, để nâng cao tầm vóc, sức sản xuất và chát lượng trâu thì phải sử dụng những trâu đực có ngoại hình to, chọn lọc những trâu cái đạt tiêu chuẩn để cải tạo đàn.

Hiện nay, đàn trâu nội giống gốc nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi có số lượng 60 con. Tuy nhiên, thời gian qua mới được tuyển chọn và thay thế bổ sung chủ yếu từ đàn sinh ra tại Trung tâm, một quần thể nhỏ, năng suất chất lượng còn hạn chế. Để nâng cao năng suất, chất lượng đàn giống thì cần thiết phải tuyển chọn, nghiên cứu sự thích nghi những trâu giống suất sắc. Thái Lan có chương trình giống Quốc gia về cải tạo tầm vóc và khả năng sản xuất trâu nội khá thành công. Sau 10 năm chọn lọc nhân thuần, các chỉ tiêu năng suất, chất lượng đều tăng cao. Đó là cơ sở để thực hiện việc nhập nội đàn trâu giống Thái Lan, thực hiện nghiên cứu khả năng thích nghi, sinh trưởng, phát triển tại khu vực miền núi nước ta.

Kết quả

Bà Nguyễn Thị Lan (cán bộ kỹ thuật, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi) cho biết, do phải di chuyển một quãng đường dài trong một thời gian khá lâu, nên khi mới về, đàn trâu có màu da thô, nháp. Nhưng đến cuối kỳ thì mặt da bóng mượt, đen lại. Các chỉ số đo về kích thước thể hình, khối lượng qua các giai đoạn thì trâu Thái Lan có ngoại hình, tầm vóc và trọng lượng cao hơn so với đàn trâu đầm lầy của Việt Nam ở cùng lứa tuổi.

Trâu đầm lầy Thái Lan chứng tỏ sự thích nghi với điều kiện khí hậu tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi. Ảnh: Đào Thanh.

Trâu đầm lầy Thái Lan chứng tỏ sự thích nghi với điều kiện khí hậu tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Nguyễn Đức Chuyên (Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi) cho biết, đàn trâu giống dược quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình kỹ thuật về chăn nuôi trâu giống gốc, quy trình vệ sinh phòng trù dịch bệnh. Đánh giá các khả năng sinh trưởng và sinh sản của trâu đầm lầy Thái Lan được nuôi tại trung tâm khẳng định, trâu Thái Lan thích nghi với điều kiện Việt Nam.

Cụ thể, khả năng sinh sản của đàn trâu đạt 30% trong năm 2018, 73% trong năm 2019. Tỷ lệ đẻ trên trâu có chửa đạt 94%. Khối lượng sinh trưởng của trâu Thái Lan qua các giai đoạn tuổi đều cao hơn so với trâu nội ở các giai đoạn tương ứng. Riêng kết quả nghiên cứu theo dõi cho thấy, khối lượng của nghé Thái Lan lúc sơ sinh và giai đoạn cai sữa nuôi tại Trung tâm cao hơn so với nghé nội và tương đương với khối lượng của nghé sinh ra tại Thái Lan.

Từ những kết quả trên, ông Nguyễn Văn Đại nhận xét, đàn trâu đầm lầy Thái Lan nhập nội đã thích nghi với điều kiện Việt Nam. Trung tâm đề nghị các cơ quan chức năng đẩy mạnh xây dựng kế hoạch để phát triển, nâng cao hiệu quả chương trình trong thời gian tới. Đó sẽ là cơ sở để đầu tư đúng mức cho công tác giống trâu, hạn chế hiện tượng giao phối cận huyết của đàn. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu, đồng bộ chuồng trại, hệ thống sản xuất theo quy trình chăm sóc nuôi dưỡng tiến tiến.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.