| Hotline: 0983.970.780

Làm vợ xứ người

Thứ Ba 20/04/2010 , 10:43 (GMT+7)

Nhiều phụ nữ Việt Nam cứ nghĩ rằng khi rời đất nước hình chữ S này là lấy được chồng giàu sang, có tiền tích góp gửi về giúp gia đình nên thích lấy chồng ngoại quốc. Trên thực tế cũng nhiều chị tìm được hạnh phúc đích thực nhưng không ít người đã phải đối mặt với bi kịch của cuộc đời từ những cuộc hôn nhân xuyên biên giới này chưa kể đến những khó khăn phức tạp do sự khác biệt về văn hóa, luật pháp, phong tục tập quán, cách ăn uống, ngôn ngữ và lối sống.

Chuyện kể của chị Thu luôn bị đứt quãng bởi những giọt nước mắt và tiếng thổn thức. Chị đẹp người nhưng do kén cá chọn canh quá mức nên đến năm 28 tuổi chị vẫn chưa lấy ai. Ở quê tuổi đó coi như gái ế. Chị đã mất 2.000 đô la cho trung tâm môi giới để kết hôn với người đàn ông Hàn Quốc hơn chị đúng hai con giáp. 

Lấy chồng như người đi buôn, lãi là những đứa con. Khi đến xứ người tuy điều kiện vật chất đầy đủ nhưng ước muốn của chị đã tan thành mây khói vì ông chồng Hàn Quốc này kiên quyết không có con chung với chị nữa với lý do đã có hai con với người vợ trước mới mất. Ngay cả khi chị Thu cố tình để “vỡ kế hoạch” mang được thai đến tháng thứ ba, người chồng phát hiện ra vẫn bắt phải phá bỏ. Ra trước cơ quan pháp luật ông ta đã thắng cuộc vì tại trung tâm môi giới rõ ràng trên văn bản, hai bên nam nữ đã ký cam kết là sẽ không sinh con nữa. Lúc này chị Thu mới biết mình bị bọn cò mồi bất lương lừa gạt.

Vì bất đồng ngôn ngữ nên cơ quan môi giới đã cố tình dịch sai ý của chị từ “mong muốn có con” trở thành “chấp nhận không sinh con”. Tiếng Hàn không biết nên chị Thu đã ký vào bản cam kết. Bút sa gà chết, sau bốn năm sống trong dằn vặt, chị Thu quyết định ly dị để trở về nước khi đã ở độ tuổi 32. Không những thế về lại làng quê chị còn bị bà con kỳ thị. Chị buồn bã chia sẻ: “Giờ đây tôi chỉ còn hai bàn tay trắng. Tiền bạc không. Chồng con không. Nhà cửa không. Lại còn mang tiếng là ham giàu lấy chồng ngoại. Và biết đến bao giờ mới tìm lại được hạnh phúc cho mình đây?”.

Trường hợp của Duyên lại khác. Nhà nghèo nên mới 18 tuổi cô đã đăng ký lấy một người đàn ông Đài Loan qua một trung tâm môi giới hôn nhân. Qua buổi gặp gỡ xem mặt, người này cho biết anh ta đã có ba đứa con, mẹ của chúng vừa qua đời, nay muốn được cùng cô vun đắp cuộc sống mới và chăm lo con cái. Cô Duyên rất vui khi nhận làm vợ người đàn ông có vẻ giàu sang lịch lãm đó để mong kiếm được một số tiền gửi về giúp gia đình. Nhưng khi sang đến Đài Loan, bước chân vào nhà chồng cô mới bàng hoàng gần như muốn ngất xỉu khi chứng kiến hai trong số ba đứa con riêng của chồng đã tàn tật nặng do bị bại não nên chỉ nằm bất động trên giường.

Và ngay ngày đầu tiên, Duyên đã thành ô - sin trên đất khách. Ngày ngày công việc của cô là phải hầu hạ cơm nước cho bố mẹ chồng, cho chồng và đứa lớn, lo ăn uống dọn dẹp cứt đái tắm rửa cho hai đứa bé tật nguyền. Lao động quần quật từ sáng sớm đến tối khuya vẫn chưa hết việc. Đã thế cô còn bị chồng chửi mắng đánh đập mỗi khi hắn không vừa ý điều gì đó. Cực chẳng đã, sau hai năm quá mệt mỏi về tinh thần và thể xác, Duyên đã tìm cách trốn về được quê nhà cũng với hai bàn tay trắng và món nợ hơn chục triệu đồng vay để làm phí dịch vụ môi giới hôn nhân đến nay gia đình cô vẫn chưa trả hết.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm