| Hotline: 0983.970.780

Lần đầu xem Euro qua ti vi

Thứ Hai 25/06/2012 , 11:01 (GMT+7)

Sống biệt lập giữa núi rừng, được di dời về nơi ở mới có điện, lần đầu tiên người dân ở Hòn Đát, thôn Nguyên Xuân, xã Sơn Nguyên (huyện Sơn Hòa, Phú Yên) được ngồi trước ti vi xem Euro.

Sống biệt lập giữa núi rừng, được di dời về nơi ở mới có điện, lần đầu tiên họ ngồi trước ti vi xem Euro. Một số người làm rẫy ở vùng núi xa heo hút họ nghe tường thuật các trận đấu qua sóng radio.

8 năm sống giữa núi rừng, mới đây 142 người dân ở Hòn Đát, thôn Nguyên Xuân, xã Sơn Nguyên (huyện Sơn Hòa, Phú Yên), được di dời về sống nơi ở mới tại khu định canh, định cư dự án xen ghép thôn Suối Bạc xã Suối Bạc (Sơn Hòa). Trước ti vi đặt thúng đậu phộng, các thành viên trong gia đình căng mắt xem bóng đá còn tay lột tách vỏ đậu phộng. Họ xem Euro tâm trạng phấn khởi.

Bà Hờ Nhiệt (dân tộc Chăm H’roi) ở Suối Bạc vừa mua tivi, mùa Euro này cả gia đình con cháu ngồi dõi mắt xem. Bà Nhiệt nói: “Về đây cất nhà xong tôi “rinh” về một cái ti vi. Mấy hôm nay bóng đá Euro, tối không xem được do bắt chảo trôi nổi, hơn nữa khuya quá, sáng bật ti vi cả nhà cùng xem. Thời gian này nghỉ hè nên con cháy tụ tập xem đông vui”. Trước màn hình ti vi nhà bà Hờ Nhiệt đặt thúng đậu phộng, các thành viên trong gia đình mắt xem bóng đá còn tay lột tách vỏ đậu phộng chuẩn bị gieo mùa đậu tháng 8.


Gia đình bà Hờ Nhiệt dõi mắt nhìn những pha bóng hấp dẫn

Cạnh đó nhà ông Trần Thoại cũng đang xem Euro, đứa con trai ông tên là Trần Văn Thành (6 tuổi) xem không chớp mắt. “Lần đầu tiên được xem Euro, chứ 8 năm ở Hòn Đát đâu có điện. Lúc ở Hòn Đát cả xóm có một, hai nhà có ti vi trắng đen xài bình ắc quy. Vì chở bình đi sạc xa nên lâu lâu có cải lương họ bật xem lát rồi tắt, đâu có cơ hội xem bóng đá. Về đây người lớn và trẻ em xem thỏa thích".

Hơn 142 người ở Hòn Đát về sống thôn Suối Bạc lần đầu tiên xem bóng đá Euro. Theo họ, trước khi lên Hòn Đát họ là dân tứ xứ ở các miền quê quanh vùng, các mùa giải trước kinh tế gia đình eo hẹp, ai cũng lo làm ăn đâu có “để ý” đến Euro. Nếu như lúc trước việc gặp nhau trên gò sắn, đồi mía nông dân thường bàn tán chuyện đồng áng, còn nay là mùa Euro nên câu chuyện đá bóng và các cầu thủ ghi bàn đẹp được nông dân đưa ra trầm trồ náo nhiệt. Chị Nguyễn Thị Trang, cũng ở khu dân cư xen ghép Suối Bạc cười nói: “Mấy ngày nay bước ra khỏi nhà là nghe Euro. Mấy đứa con nhà tôi cũng hào hứng, gặp bạn bè cứ hỏi, tối nay đội nào gặp đội nào rồi dự đoán, giao kèo. Đứa nào đứa nấy gương mặt rất phấn khởi”.

Từ ngày khai mạc vòng chung kết giải bóng đá Euro 2012 đến nay, ông Hồ Văn Hải (50 tuổi), trú ở thôn Suối Cối 2, xã Xuân Quang 1 (huyện Đồng Xuân) không bỏ soát một trận đấu nào. Đưa tay chỉ chiếc radio cũ mèm, dây nhợ lòng thòng, ông Hải nói: Tôi làm rẫy ở đây gần 15 năm, đâu có điện mà sắm ti vi, mọi tin tức thời sự trong và ngoài nước điều qua chiếc radio, nghe riết… ghiện. Đi cuốc cỏ sắn mía thì mang theo treo trên bụi cây gần đó, còn về chòi (trại) thì bỏ trên đầu gường. Mấy ngày qua tôi xem Euro không bỏ soát trận nào”.

Theo ông Hải theo dõi Euro qua sóng radio cũng hấp dẫn, những pha bóng đẹp bình luận viên hô hào mình cũng phấn khởi. “Những cú sút bóng vọt xà ngang trúng cột dọc mình cũng tiếc mừng hụt, vỗ đùi chấp lưỡi chấp tai”, ông Hải nói.

Cạnh đó, anh Trần Văn Nhị, 40 tuổi, cũng là người gần 15 năm lên núi làm trang trại. 15 năm ở chòi cũng là 15 năm anh “hiểu” thế giới bên ngoài qua sóng radio, trong đó có Euro. “Đừng thấy vậy mà lầm, nói Euro tôi nói vanh vách, Đức thua Tây Ban Nha thế nào, Hà Lan hối tiếc ra sao, tôi biết hết”, anh Nhị khoe.

Những người ở Suối Cối 2 vui cùng Euro “gói gọn” bữa nhậu con gà, lít rượu. Cá độ ở đây thật là “đậm đà tình quê” thắng, hay thua cũng đều no, say - vui khỏe.

Đã bao năm qua, chiếc radio đối ông Nguyễn Tấn Kế (70 tuổi), ở xã Xuân Quang 2 (huyện Đồng Xuân) là người bạn không thể thiếu. Nhờ có đài mới biết được từ thành thị đến nông thôn đón các sự kiện thể thao vui nhộn như thế nào. Nhà có ti vi nhưng mắt mủi yếu kém nên chiếc đài là phương tiện thông tin duy nhất giúp cụ biết được thế giới bên ngoài.

Hồi còn trẻ, cụ Kế trồng dưa hấu bên soi Bà Năm bên kia sông Kỳ Lộ, chiếc radio là niềm vui của ông suốt bao năm dài. Tuổi già ông về lại bên này, chiếc đài vẫn “ôm” bên mình. Euro lần này đối với ông, không bỏ soát một trận dù trận đấu 1 giờ sáng.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm