| Hotline: 0983.970.780

Lân nung chảy Ninh Bình, "khắc tinh" của đất phèn

Thứ Hai 13/10/2014 , 09:51 (GMT+7)

Kiên Giang là tỉnh có diện tích đất phèn lớn nhất ĐBSCL, tập trung ở các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, An Biên, Châu Thành, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Lương và Giang Thành. S

XNN trên loại đất “có vấn đề”, song Kiên Giang lại đạt được thành tích đáng nể, trở thành tỉnh có sản lượng lúa lớn nhất cả nước.

Vùng đất phèn Kiên Giang mới được khai thác SX, vẫn còn phèn nhiều, nhất là trong vụ HT với sự tác động của khô hạn, thiếu nước ngọt. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến vùng đất phèn trồng lúa đã khó ngày càng khó hơn.

Nhiều nông dân cho biết, trước đây đất phèn lắm, nước đỏ ngầu, chua và chát, đến con cá rô cũng phải nổ mắt mà chết huống chi cây lúa. Ngày nay, nhờ có sự đầu tư đào kênh mương thoát phèn, dẫn nước ngọt, sử dụng bón phân hợp lý… nên phèn đã giảm nhiều, trồng lúa cho năng suất cao hơn, chắc ăn hơn.

Lân nung chảy Ninh Bình là loại phân đa dinh dưỡng với hàm lượng các chất tổng số cung cấp cho cây rất cao, từ 84 - 99%. Ngoài thành phần cơ bản là lân (P205) 15 - 17%, còn có chất vôi (CaO) 28 - 32%, chất magiê (MgO) 16 - 20%, silic (SiO2) 25-30% và chất vi lượng.
Đây là những chất dinh dưỡng không những cần cho cây lúa mà còn có tác dụng cải tạo đất, giải quyết được phèn, hạn chế ngộ độc hữu cơ, tạo ra môi trường thuận lợi cho lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Là loại phân chậm tan cho nên phân lân nung chảy Ninh Bình rất thích hợp bón cho lúa nước. Đặc biệt có hiệu quả cao trên đất phèn và đất xám.
Nhiều kết quả nghiên cứu cũng như các ứng dụng thực tiễn trong những năm qua đã khẳng định sự thành công của SX lúa trên đất phèn không thể thiếu phân lân nung chảy Ninh Bình.

Trong nhiều cuộc toạ đàm trực tiếp với nông dân, phần lớn họ đều đã biết những giải pháp cơ bản để trồng lúa thành công trên loại đất này, tuy hiệu quả của họ đạt được có khác nhau. Nhưng không ít người vẫn thất bại, lỗ nhất là vụ HT hàng năm.

Theo ThS Nguyễn Viết Cường, GĐ Trung tâm Nghiên cứu & phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười, vụ HT do ảnh hưởng của đất phèn đã làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa.

Các yếu tố gây độc như độ pH thấp, nồng độ độc tố nhôm (Al), sắt (Fe) cao, cùng với đó là một số axit hữu cơ được hình thành từ rơm, rạ cày vùi... để lại sau vụ ĐX…

Tất cả đã tạo nên môi trường đất, nước hoàn toàn bất lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển. Trường hợp phèn nặng làm lúa chết sau sạ vài ngày.

ThS Ong Nhất Anh, Trung tâm KN-KN Kiên Giang cho biết: “Ngoài các giải pháp như dùng nước ém phèn, rửa phèn, bón vôi... thì giải pháp dùng phân lân nung chảy Ninh Bình là rất hiệu quả.

Những công thức sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình luôn cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn so với chỉ dùng lân dưới dạng DAP”.

Trong suốt 3 năm qua, Cty CP Phân lân Ninh Bình đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm KN-KN Kiên Giang triển khai trên 30 cuộc hội thảo cấp xã, 40 cuộc hội thảo cấp huyện, 12 điểm trình diễn và 6 cuộc hội thảo đầu bờ; cấp phát hàng ngàn tài liệu, mở phóng sự trên Đài PT-TH tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình một số huyện… tạo nên hệ thống kênh thông tin nhiều chiều tới nông dân góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao kỹ thuật SX lúa.

Trong thời gian tới, Cty CP Phân lân Ninh Bình sẽ tiếp tục đồng hành với Trung tâm KN-KN Kiên Giang, Trung tâm Nghiên cứu & phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười đẩy mạnh hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật SX lúa đến cho nông dân...

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.