| Hotline: 0983.970.780

Làng chài Nhơn Lý trúng đậm “lộc biển”

Thứ Ba 01/10/2019 , 09:30 (GMT+7)

Những ngày cuối tháng 9, vùng biển gần bờ thuộc xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn, Bình Định) xuất hiện nhiều cá đẳng, cá cơm ba lài, cá cơm đỏ (cá cơm mồm) và cá lồ ồ.

 Ngư dân làng chài Nhơn Lý trúng đậm cá cơm mồm.

Hàng trăm tàu cá chuyên đánh bắt gần bờ của làng chài Nhơn Lý có những chuyến biển “khẳm be”, ngư dân phấn khởi vì có thu nhập cao.

Đang vui vụ mùa bội thu, nhưng ngư dân làng chài Nhơn Lý vẫn không quên chuẩn bị ngư lưới cụ để bước vào vụ mùa đánh bắt tôm hùm giống sắp tới.

Đánh bắt hơn nửa tấn cá trong 1 đêm

Ngư dân Lê Mộng Hùng ở thôn Lý Hòa, xã Nhơn Lý cùng 6 ngư dân khác ở cùng địa phương vừa có những chuyến biển bội thu với chiếc tàu cá mang số hiệu BĐ 10898 TS.

Tàu của anh Hùng chuyên hành nghề lưới vây ngày. Hàng ngày, cứ 5 giờ sáng anh Hùng cùng các bạn thuyền cho tàu chạy ra cách bờ khoảng 2 hải lý bủa lưới, đến 16 giờ chiều là quay vào bờ. Những ngày cuối tháng 9 vừa qua, cá cơm mồm xuất hiện dày ở vùng biển gần bờ nên chuyến biển nào tàu cũng “khẳm be”.

“Những ngày qua, hầu như tàu cá nào ở Nhơn Lý cũng trúng đậm. Chuyến biển nào kém nhất cũng có thu nhập 10 triệu đồng, có những tàu có thu nhập đến 40 triệu đồng/chuyến biển nhờ trúng cá cơm mồm”, anh Hùng bộc bạch.

Ông Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch UBND xã Nhơn Lý cho biết: “Ở Nhơn Lý có khoảng 100 tàu cá chuyên đánh bắt gần bờ, chia làm 2 nhóm nghề. 1 nhóm làm nghề lưới vây ngày, 1 nhóm làm nghề lưới vây đêm. Những ngày qua các tàu làm nghề lưới vây đêm trúng đậm cá nục, còn những tàu làm nghề lưới vây ngày thì trúng cá cơm mồm với sản lượng rất cao”.

Đi đến đâu ở làng chài Nhơn Lý cũng nghe người dân kháo nhau câu chuyện nhiều tàu trúng trên nửa tấn cá trong 1 chuyến biển. Ví như tàu của ngư dân Huỳnh Hà có chuyến đánh bắt gần 700kg cá lồ ồ. Với giá bán tại bến 60.000 đồng/kg, chỉ trong 1 đêm ông Hà có thu nhập đến 42 triệu đồng.

Những ngày qua vùng biển gần bờ xã Nhơn Lý xuất hiện nhiều đàn cá.

Hoặc như tàu của anh Trần Anh Nhất, chỉ 1 chuyến biển xuyên đêm đạt sản lượng đến 697kg cá lồ ồ, thu nhập trên 41 triệu đồng; tàu của ngư dân Nguyễn Công Phượng đánh bắt 576kg cá lồ ồ trong 1 chuyến biển, thu nhập 34,5 triệu đồng.

 Những tàu hành nghề lưới vây ngày đánh bắt cá cơm ba lài, cá cơm mồm cũng chẳng thua kém, ví như tàu của ông Nguyễn Thành Tấn, Phan Minh Chính thu nhập hơn 30 triệu đồng/ngày.

Theo ngư dân làng chài Nhơn Lý, hiện cá cơm ba lài vào bờ buổi sáng bán được giá 250.000đ/két (12kg), loại cá này được thu mua rồi phơi khô để tiêu thụ; còn cá cơm ba lài cập bờ vào buổi chiều giá giảm chỉ còn 150.000đ/két, bởi chúng được mua chỉ để làm nước mắm. Riêng cá cơm mồm có giá cao nhất, từ 600.000đ đến 1 triệu đồng/két.

“Thường thì từ tháng 10 âm lịch đến tháng Chạp hàng năm là cá cơm xuất hiện rất nhiều ở vùng biển gần bờ xã Nhơn Lý. Vào mùa cá cơm, cả trăm tàu thuyền đánh bắt gần bờ của ngư dân đều ăn nên làm ra. Ngư dân trúng cá, người lao động làm công việc vận chuyển cá vào bờ và gánh cá cho các cơ sở chế biến cũng được ăn theo, người làm ít nhất mỗi ngày cũng kiếm được 200.000đ, người làm nhiều kiếm được 400.000đ/ngày”, Chủ tịch UBND xã Nhơn Lý Nguyễn Tấn Dũng cho hay.

Đón vụ mùa mới

 

 Ngư dân chuẩn bị ngư lưới cụ đánh bắt tôm hùm giống.

Cũng theo ông Dũng, ngư dân làng chài Nhơn Lý còn có nghề truyền thống là đánh bắt tôm hùm giống, vụ đánh bắt chính thường bắt đầu từ đầu tháng 11 âm lịch hàng năm. Do vậy, hiện ngư dân trong xã vừa đi theo những đàn cá lồ ồ, cá cơm để đánh bắt, vừa sửa sang ngư lưới cụ để chuẩn bị vào vụ đánh bắt tôm hùm giống.

Theo ngư dân làng chài Nhơn Lý, hàng năm, từ tháng 8 đến tháng 9 âm lịch là họ đã chuẩn bị tu bổ lưới vừa ngư cụ đi kèm để khi biển động xuất hiện tôm hùm giống là ngư dân lập tức giong thuyền ra khơi đánh bắt.

“Mùa vụ đánh bắt tôm hùm giống thường bắt đầu từ tháng 10 âm lịch năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau; năm tôm xuất hiện sớm mùa vụ đánh bắt bắt đầu từ tháng 9 âm lịch năm trước đến tháng 2 âm lịch năm sau. Tôm hùm giống chỉ xuất hiện rộ khi thời tiết có gió mùa Đông Bắc kéo dài, biển động mạnh”, ông Đinh Xuân Hiến, người được mệnh danh là “sát thủ” tôm hùm giống ở thôn Lý Hưng (xã Nhơn Lý) chia sẻ.

“Đánh bắt tôm hùm giống là nghề thu nhập chính của ngư dân làng chài Nhơn Lý, bởi giá trị của tôm hùm giống rất cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây tôm hùm thương phẩm vừa bị hạ giá vừa “bí” đầu ra nên tôm hùm giống cũng ế ẩm theo.

Tuy nhiên, không vì thế mà ngư dân lơ là với nghề, họ vẫn đau đáu đợi đến mùa vụ đánh bắt chính và mong sao lúc ấy thị trường tôm hùm thương phẩm khởi sắc trở lại để họ có được thu nhập như ý”, ông Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch UBND xã Nhơn Lý.

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh: [Bài 1] Ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học

TÂY NINH Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học đang được Tây Ninh ứng dụng rộng rãi, là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất