| Hotline: 0983.970.780

Làng mẫu trồng dâu nuôi tằm

Thứ Tư 11/11/2020 , 07:15 (GMT+7)

Thông qua trồng dâu nuôi tằm, một ngành nghề truyền thống và lâu đời của Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân.

Gắn biển làng mẫu trồng dâu nuôi tằm tại xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Ảnh: Phạm Hiếu.

Gắn biển làng mẫu trồng dâu nuôi tằm tại xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Ảnh: Phạm Hiếu.

Phát triển nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm

Trồng dâu nuôi tằm là một nghề truyền thống của Việt Nam có đặc điểm kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt. Mặc dù chịu sự cạnh tranh quyết liệt của nhiều loại tơ sợi tổng hợp được sản xuất với khối lượng lớn, giá thành hạ nhưng vẫn không thể thay thế được vị trí của tơ tằm trên thị trường bởi những đặc tính riêng có như độ dài liên tục, độ mềm mại và thân thiện môi trường. Trồng dâu nuôi tằm vẫn là nguồn sinh kế của nhiều nông dân trên khắp cả nước.

Do hạn chế của hộ nông dân đặc biệt là diện tích canh tác nhỏ hẹp nên ngành dâu tằm Việt Nam đang có sự dịch chuyển chiến lược từ vùng đồng bằng sông Hồng truyền thống sang vùng Tây Nguyên, vùng núi và trung du phía bắc như Lâm Đồng ở phía Nam và Yên Bái ở phía Bắc…

Dự án thiết lập mô hình làng mẫu để nâng cao giá trị gia tăng cho tằm tơ Yên Bái. Ảnh: Phạm Hiếu.

Dự án thiết lập mô hình làng mẫu để nâng cao giá trị gia tăng cho tằm tơ Yên Bái. Ảnh: Phạm Hiếu.

Qua đó, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã hợp tác với Tổng cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc (RDA) thực hiện dự án “Phát triển nông thôn mới thông qua thiết lập mô hình làng mẫu để nâng cao giá trị gia tăng cho tằm tơ tại Yên Bái 2020 – 2022". Dự án được triển khai tại xã Chấn Thịnh, xã Đồng Khê, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với quy mô 150ha và 500 hộ nông dân tham gia.

Văn Chấn là huyện có tiềm năng cao để phát triển trồng dâu nuôi tằm, đã hình thành được vùng dâu tằm ổn định 30ha, thu nhập hàng năm đạt 200 – 250 triệu đồng/ha, cao hơn 3 – 3,5 lần so với trồng lúa hay cây màu khác.

Xem xét nhu cầu thị trường tơ tằm cũng như tính cạnh tranh cao, tỉnh Yên Bái đã thống nhất chiến lược đẩy mạnh phát triển trồng dâu nuôi tằm tại huyện Văn Chấn. Xây dựng sản xuất dâu tằm tại đây như hình mẫu để sau đó các vùng khác trong tỉnh có thể noi theo. Trong đó, diện tích dâu trong huyện mở rộng lên trên 150ha sau 3 năm và những kỹ thuật tiên tiến nhất sẽ được áp dụng để nâng cao năng suất, chất lượng lá dâu, kén tằm và nhờ đó cải thiện nguồn sinh kế cho nông dân địa phương.

Huyện Văn Chấn đã hình thành vùng dâu tằm ổn định 30ha, thu nhập hàng năm từ trồng dâu nuôi tằm đạt 200 – 250 triệu đồng/năm. Ảnh: Phạm Hiếu.

Huyện Văn Chấn đã hình thành vùng dâu tằm ổn định 30ha, thu nhập hàng năm từ trồng dâu nuôi tằm đạt 200 – 250 triệu đồng/năm. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hướng tới phát triển kinh tế nông thôn

Mục tiêu dài hạn của dự án là hỗ trợ thiết lập làng trồng dâu nuôi tằm, trình diễn các tiến bộ kỹ thuật tốt nhất về trồng dâu nuôi tằm cũng như sản xuất tơ tằm để xây dựng một vùng nguyên liệu bền vững cho ngành dâu tằm tại Yên Bái góp phần tăng thu nhập của người nông dân.

Dự án cũng hướng tới việc mở rộng diện tích trồng dâu từ 30 ha đạt tới 150 ha và sản xuất 187 tấn kén/năm (20,8 tấn tơ sống/năm) sau 3 năm thực hiện dự án tại huyện Văn Chấn; Phổ biến kỹ thuật tiên tiến và công nghiệp hóa sản xuất dâu tằm tại các làng miền núi phía Bắc - nơi mà nông dân có kỹ thuật còn yếu và thu nhập thấp so với các vùng khác; Tăng trưởng 12,9% năng suất lá dâu, tăng 19% năng suất kén tằm so với phương pháp thông thường (31 tấn lá dâu/ha và 10,5 tấn kén/ha); Tăng hơn 10% thu nhập hộ nông dân.

Dự án hướng tới việc mở rộng diện tích trồng dâu từ 30 ha đạt tới 150 ha và sản xuất 187 tấn kén/năm (20,8 tấn tơ sống/năm) sau 3 năm thực hiện dự án tại huyện Văn Chấn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Dự án hướng tới việc mở rộng diện tích trồng dâu từ 30 ha đạt tới 150 ha và sản xuất 187 tấn kén/năm (20,8 tấn tơ sống/năm) sau 3 năm thực hiện dự án tại huyện Văn Chấn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Dự án đã hỗ trợ chuyên gia, kỹ thuật, đào tạo đồng thời hỗ trợ xây dựng hợp tác xã và thiết lập mối liên kết với thị trường tiêu thụ kén tằm cho người trồng dâu nuôi tằm. Những làng trồng dâu nuôi tằm này sẽ có vai trò như những mô hình mà sau đó có thể áp dụng cho những vùng khác trong tỉnh hoặc những tỉnh khác của cả nước.

Ngoài ra cũng tranh thủ nguồn vốn, trang thiết bị tài trợ của nước bạn để tiết kiệm nguồn ngân sách của quốc gia cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ trồng dâu nuôi tằm.

Sản phầm từ tơ tằm sẽ có chất lượng cao, an toàn, giá cả phù hợp. Ảnh: Phạm Hiếu.

Sản phầm từ tơ tằm sẽ có chất lượng cao, an toàn, giá cả phù hợp. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất lụa tại Việt Nam sẽ có thêm nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, thông qua dự án chất lượng kén tằm được nâng cao, góp phần tăng chất lượng của sản phẩm dệt lụa. Kết quả đó cũng sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao giá trị sản phẩm lụa Việt Nam.

Trong quá trình thúc đẩy trồng dâu nuôi tằm tại tỉnh Yên Bái, một số hạn chế, tồn tại đã được xác định là: Quy mô sản xuất nhỏ, năng suất, sản lượng và thu nhập thấp cũng như thiếu liên kết theo chuỗi giá trị, thiếu đầu tư và chính sách… Đặc biệt là thiếu cơ sở ươm tơ, thiếu hệ thống nuôi tằm con để có thể cung cấp cho nông dân là những trở ngại chính trong quá trình phát triển sản xuất.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.