| Hotline: 0983.970.780

Làng nghề “đặc sản” Sóc Trăng

Thứ Sáu 23/12/2011 , 10:45 (GMT+7)

Tận dụng lợi thế ở giữa vùng nguyên liệu lúa nếp, bí đao, dừa, mè, thịt heo, tôm, mực, trâu, bò,…làng nghề Sóc Trăng làm hàng đặc sản gần như bận rộn quanh năm.

Sản phẩm lạp xưởng Sóc Trăng “đón gió” chợ Tết
Tận dụng lợi thế ở giữa vùng nguyên liệu lúa nếp, bí đao, dừa, mè, thịt heo, tôm, mực, trâu, bò,…làng nghề Sóc Trăng làm hàng đặc sản gần như bận rộn quanh năm.

Nơi đây là đầu mối tiêu thụ hàng nông phẩm, thủy sản của nông ngư dân các tỉnh trong vùng. Nhờ đó, hàng chục năm qua, các cơ sở bánh, mứt, lạp xưởng luôn duy trì buôn bán đắt hàng. Vào vào dịp lễ, Tết, cao điểm sản xuất nhất vẫn là mặt hàng lạp xưởng Sóc Trăng. Bình quân có tới 20 tấn/ngày được cung ứng cho thị trường các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM và vươn xa đến các tỉnh thành miền Trung rồi ra tận Hà Nội.

Mấy mùa làm hàng Tết gần đây, làng nghề Sóc Trăng không còn đơn điệu với những sản phẩm truyền thống như mứt bí, mứt tắt, mứt dừa, thèo lèo, bánh pía mà đã mở rộng ra nhiều mặt hàng khác. Chỉ riêng lạp xưởng có tới mấy loại chế biến từ thịt heo, lạp xưởng tôm, lạp xưởng mực tươi. Góp phần đa dạng trong nhóm hàng thực phẩm chế biến ngày Tết có thịt vịt lạp, khô trâu ướp sả và mới đây có thịt heo ăn liền.

Sóc Trăng còn có một mặt hàng đặc sản khác mới xuất hiện là khô trâu. Đây là mặt hàng rất ít cơ sở chế biến sản xuất do sản phẩm mới, thị trường chưa được phổ biến rộng như lạp xưởng. Trước đây nói đến khô trâu, người tiêu dùng thường chỉ biết đến thương hiệu Sáu Sành ở huyện Thạnh Trị. Đây là cơ sở sản xuất khô trâu theo quy trình truyền thống và ít nhiều đã tạo lập được tên tuổi trên thị trường.

Hiện nay giới tiêu dùng khô trâu ưa chuộng cách sản xuất theo quy trình “lạp vị gia” như sản phẩm của cơ sở Quảng Hưng. Theo nhà sản xuất giới thiệu, làm khô trâu theo phương pháp này, khô luôn mềm, thơm ngon do được phối trộn nhiều loại gia vị. Thịt trâu cũng được chọn lựa rất kỹ, không phải thịt nào cũng sản xuất được. Vì vậy, giá thành khá cao, lượng hàng tiêu thụ không nhiều và nhà sản xuất chủ yếu đáp ứng theo yêu cầu đặt hàng. Khô trâu do Quảng Hưng sản xuất hiện bán trên thị trường khoảng 650.000 đồng/kg.

Nhận định tình hình thị trường năm nay, ông Trần Kiến Quốc, chủ DNTN Quảng Hưng, Chủ nhiệm câu lạc bộ bánh pía- lạp xưởng Sóc Trăng cho rằng: Sự cạnh tranh năm nay sẽ gay gắt hơn nhiều so với mọi năm do tình hình kinh tế sa sút. Mặt khác, một số nguyên liệu đầu vào như thịt heo, ruột và chi phí vận chuyển cũng tăng nên giá thành tăng theo.

Trước những khó khăn như vậy, để tăng sức cạnh tranh, phần lớn các cơ sở chế biến tập trung chú trọng cải tiến mẫu mã bao bì và nhất là chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho hầu hết các dòng sản phẩm truyền thống như: lạp xưởng tôm, lạp xưởng nạc và thịt lạc khô, lạp xưởng tươi có tiêu, lạp xưởng mỡ...

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cây mía quay quắt trong nắng nóng như thiêu đốt

GIA LAI Trong cái nắng nóng như thiêu đốt, vùng mía nguyên liệu trồng mới lẫn mía tái sinh của Nhà máy đường An Khê (Gia Lai) đang quay quắt trong ‘chảo lửa’…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.