| Hotline: 0983.970.780

Lào Cai chú trọng nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Thứ Ba 20/10/2020 , 15:15 (GMT+7)

Giai đoạn 2020-2025, tỉnh Lào Cai tập trung khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế, trong đó nông, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới là trọng tâm.

Cánh đồng lúa ở xã Lùng Phình (huyện Bắc Hà, Lào Cai). Ảnh: H.Đ

Cánh đồng lúa ở xã Lùng Phình (huyện Bắc Hà, Lào Cai). Ảnh: H.Đ

Cụ thể, tỉnh Lào Cai huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực bảo đảm sự phát triển hài hòa, bền vững; khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh cho phát triển, trong đó công nghiệp là trụ cột quan trọng; thương mại - du lịch, dịch vụ là đột phá; nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới là trọng tâm. 

Lào Cai phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa... 

Trong đó, Lào Cai đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và đẩy mạnh liên kết kinh tế; phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh, phát triển khu kinh tế cửa khẩu, đẩy mạnh liên kết kinh tế vùng, khu vực, trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, hành lang Đông - Tây. Tập trung ưu tiên phát triển các vùng còn nhiều khó khăn, huyện nghèo, xã nghèo, biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số.

Cùng với việc duy trì phát triển công nghiệp bảo đảm là trụ cột quan trọng cho phát triển, Lào Cai tập trung công nghiệp chế biến sâu khoáng sản, vật liệu, công nghiệp phụ trợ; chú trọng áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến trong sản xuất. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2020 - 2025 phấn đấu tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. 

Với lĩnh vực dịch vụ, du lịch được coi là ngành kinh tế đột phá, Lào Cai tập trung phát triển các loại hình, dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch bản sắc, độc đáo. Khai thác tiềm năng, thế mạnh kinh tế biên mậu; xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kinh tế, thương mại, logistics, đối ngoại của vùng và cả nước. Xây dựng định hình Khu hợp tác kinh tế biên giới Lào Cai - Hà Khẩu. 

Đáng chú ý, giao đoạn tới Lào Cai chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Duy trì ổn định sản lượng và đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh. Bảo vệ, nâng cao chất lượng rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng cảnh quan; nâng cao hiệu quả kinh tế đồi rừng. Đến hết năm 2025, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 60%.

Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến hết năm 2025 có trên 2 đơn vị cấp huyện hoàn thành nông thôn mới, trên 60% số xã của tỉnh hoàn thành nông thôn mới; không còn hộ đói, nhà tạm; đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của đời sống. 

Ngoài ra, Lào Cai tập trung xây dựng hoàn chỉnh các quy hoạch. Đẩy mạnh xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là giao thông, đô thị. Đầu tư phát triển các đô thị trọng điểm, đến năm 2025 tỉ lệ đô thị hóa đạt 35%. 

Lào Cai phấn đấu đến năm 2025 thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bảo đảm được chi thường xuyên. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo. Chuyển đổi mạnh mẽ các đơn vị sự nghiệp có đủ điều kiện sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư chiến lược, đồng thời khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh... 

  • Tags:
Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tinh hoa làng nghề và đặc sản 30 tỉnh thành hội tụ TP.HCM

500 sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản vùng miền của hơn 200 doanh nghiệp đến từ 30 tỉnh, thành phố giới thiệu, quảng bá tại TP.HCM.