| Hotline: 0983.970.780

Lão nông miền Tây 'giải oan' cho cây bưởi

Thứ Tư 08/01/2020 , 18:10 (GMT+7)

Ông Đoàn Văn Khanh (thường gọi Tư Khanh, 65 tuổi, ở Song Thuận, Châu Thành, Tiền Giang) nổi tiếng nhờ nghiên cứu về cây bưởi.

Qua thông tin từ bạn bè tôi được biết ông Tư. Bạn tôi nói, “ổng nông dân rặt ri, hơn 50 tuổi rồi mà còn đi học, học về mở công ty luôn”. Tôi cũng hiếu kỳ đến gặp. Thoạt nhìn, với vẻ ngoài bình dị, đậm chất nông dân Miền Tây như ông thường mang dép lê, áo bỏ ngoài quần. Nhiều người không nghĩ ông Tư là chủ của một doanh nghiệp.

Khởi nghiệp tuổi 50

Nói đến khởi nghiệp, nhiều bạn trẻ cũng không ít một lần nghĩ đến, mơ đến. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để khởi nghiệp, rồi khởi nghiệp thành công nữa chứ. Từ một cựu chiến binh (thương binh hạng 2/4), ông Tư Khanh đã quyết định đổi nghề. Nguyên cớ cũng bởi vì cái tin đồn thất thiệt, ăn bưởi bị ung thư. Vì vậy, ông Tư đi học y học cổ truyền để giải oan cho cây bưởi bằng kiến thức khoa học.

Ông Tư Khanh nhớ lại: Năm 2005 một số tờ báo trong nước đã đăng một bài dịch ăn bưởi làm tăng nguy cơ ung thư mà không nói rõ đó là bưởi chùm của Mỹ, khiến hàng ngàn nông dân trồng bưởi lao đao. Bởi vì, người tiêu dùng đã quay lưng lại với bưởi.

Ông Đoàn Văn Khanh trong một kỳ hội chợ tại TP HCM.

“Lúc đó, tôi quyết định bỏ việc nhà lên TP HCM học làm lương y. Năm đó, tôi đã 50 tuổi nhưng quyết tâm phải giải oan cho bưởi bằng kiến thức khoa học”, ông Tư kể lại.

Sau hai năm “đèn sách”, ông Tư không mở phòng khám mà tiếp tục nghiên cứu bào chế công thức trị hói đầu, giúp mọc tóc từ tinh dầu bưởi. Mất 3 năm thử nghiệm nhiều lần, cuối cùng ông Tư Khanh đã hoàn thiện được công thức trị hói đầu, rụng tóc rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, nước ép từ bưởi do ông nghiên cứu giúp giảm men gan, tan mỡ bụng, giảm cân mà không cần ăn kiêng khiến nhiều người ngạc nhiên. Cùng năm đó, năm 2008, tinh dầu bưởi và sản phẩm nước ép bưởi giảm cân của ông Tư Khanh đoạt giải ở Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ 7.

Lúc này, khi đã 53 tuổi, ông Tư đã đăng ký thành lập DNTN Long Thuận để tiện bề đưa sản phẩm mình nghiên cứu bấy lâu nay đến với người tiêu dùng.

Nhận bằng tiến sỹ nhờ giáo sư hói đầu

Ai cũng biết, chứng hói đầu là bệnh thường xuyên xuất hiện ở nam giới lớn tuổi, rất khó trị. Vậy mà, chỉ riêng trong xã Song Thuận ông đã trị thành công nhiều ca, khó tin. Có người hói đến đầu láng vo như cái đầu gối của ông Hai đầu xanh cũng trị được. Ông Tư Khanh cho ba chai tinh dầu bưởi, lại chỉ cho cách xịt, bôi. Sau hai tháng, ông Hai đầu xanh đi chưa đến cổng nhà ông Tư mà đã kêu ầm ầm: “Mọc, mọc rồi anh Tư ơi”.

Với những nghiên cứu từ cây bưởi của ông Khanh được nhận bằng tiến sỹ danh dự từ phía ĐH Florida (Mỹ).

Đến nay, hơn 10 năm mày mò nghiên cứu, ông Tư Khanh đã nghiên cứu trên 30 sản phẩm từ cây bưởi dùng chữa trị các chứng như nám da, giúp làm đẹp, mụn, chắc răng, mọc tóc, giảm cân, trà mứt.

Ngoài ra, trong khu vườn 8 công của Tư Khanh còn có nhiều cây thuốc nam rất quý như mật gấu, sâm đất. Đặc biệt, ông còn nuôi nai lấy sừng, yến lấy tổ. Ông Tư Khanh còn nuôi thành công loại dược liệu quý giá là đông trùng hạ thảo.

Với những nghiên cứu, chiết xuất cho ra những sản phẩm độc đáo về cây bưởi, năm 2018, ông Tư Khanh đã được trường đại học Floriada (Mỹ) trao bằng tiến sỹ danh dự trong lĩnh vực y học cổ truyền. Việc ông Khanh được ĐH Florida trao tặng bằng Tiến sĩ danh dự cũng liên quan đến mấy vị giáo sư… hói đầu.

“Có mấy ông giáo sư của trường ĐH Florida bị hói và được bà con người Việt bên đó tặng mấy chai tinh dầu bưởi tôi làm ra. Các vị ấy sử dụng thấy có hiệu quả nên tìm thông tin về tôi. Khi biết tôi và nghe câu chuyện của tôi, họ bảo tôi gửi cho họ các công trình nghiên cứu trong suốt 10 năm. Sau đó, phía nhà trường đã quyết định trao bằng tiến sĩ danh dự cho tôi”, ông Tư Khanh nhớ lại.

Hiện nay, lão nông này còn cho biết ông đang nghiên cứu thêm một số sản phẩm nữa từ bưởi để đưa bưởi đi xa hơn trên con đường hội nhập và xuất ngoại.

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài3] Độc đáo heo thảo mộc

Một con heo bình thường, nhưng khi được nuôi với quy trình đặc biệt thì nó trở thành đặc sản, đó là cách nuôi cho heo ăn thảo dược…

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm