| Hotline: 0983.970.780

Lão nông tưới sầu riêng bằng hệ thống tự động

Thứ Tư 25/09/2019 , 09:08 (GMT+7)

Ông Dương Văn Đây (62 tuổi) ở xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang áp dụng hệ thống tưới tự động bằng điều khiển từ xa (remote) trên 2ha sầu riêng tiết kiệm công sức lao động và thời gian gấp 20 lần so với tưới thủ công.

09-00-39_ong_dy_kiem_tr_he_thong_tuoi_su_rieng
Ông Dương Văn Đây kiểm tra hệ thống tưới sầu riêng.

Nói về quyết định lắp hệ thống tưới này ông Đây cho biết, do khu vườn khá rộng, hai người con của ông đi học ở TPHCM nên một mình ông phải cáng đáng chăm lo cho khu vườn để có thu nhập. Tuổi ngày càng cao nên ông đã tìm hiểu áp dụng kỹ thuật tưới này để nhẹ công chăm sóc. Theo ông chi phí lắp đặt cho cả khu vườn chỉ vài chục triệu đồng nhưng thời gian sử dụng rất lâu. Tính ra chi phí không nhiều, rất nhàn.

Ông Đây nói: Mình không phải đi lại nhiều. Xịt thuốc cũng rất khỏe, an toàn nữa. Ở xa trăm mét mình cũng bật tưới được. Chi phí đầu tư cũng không lớn.

Bên cạnh lắp đặt hệ thống tưới hiện đại, ông Đây còn rất chịu khó học hỏi, áp dụng khoa học vào canh tác sầu riêng. Tùy từng loại giống như Ri6, Monthong, Chuồng bò, mà giá cả bán ra thị trường từ 60-90 nghìn đồng/kg. Vụ vừa rồi, 2ha sầu riêng cho thu hoạch 40 tấn trái, ông bán trên 2 tỷ đồng.

Để vườn sầu riêng đạt năng suất và chất lượng, ông Dương Văn Đây đã áp dụng bón phân, phun thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”, giảm phân, thuốc hóa học.

Nói về một số kinh nghiệm trồng sầu riêng đạt hiệu quả, ông Dương Văn Đây tâm sự: “Mình phải áp dụng đúng kỹ thuật, nếu bón phân hóa học quá liều làm ảnh hưởng đến cây, năng suất sẽ không cao. Do đó mình sử dụng theo kinh nghiệm cộng với kiến thức kỹ thuật xử lý theo liều lượng thì sẽ đạt hiệu quả hơn”.

Kể về thời mới ra riêng lập nghiệp, từ 5 công đất ruộng cha mẹ cho đến nay, gia đình ông Dương Văn Đây đã có 20 công đất (2 ha) trồng sầu riêng chuyên canh trên 15 năm tuổi. Đây cũng là khu vườn sầu riêng có quy mô lớn nhất, nhì vùng cù lao Ngũ Hiệp.

Với bàn tay lao động cần cù, khối óc sáng tạo, ông Đây đã trở nên khá giả, dư tiền tỷ trong tay. Hai người con của ông đều tốt nghiệp đại học. Cá nhân ông đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh nhiều năm liền.

09-00-39_ong_dy_l_nguoi_tich_cuc_thm_gi_cong_tc_x_hoi_ti_di_phuong
Ông Dương Văn Đây tích cực tham gia công tác xã hội tại địa phương

Ông Dương Văn Đây còn rất tích cực với các công tác xã hội tại địa phương. Năm 2015, ông tự nguyện hiến 800 mét vuông đất mặt tiền huyện lộ 70 trị giá trên 1 tỷ đồng để chính quyền địa phương xây 2 phòng học mẫu giáo, tạo điều kiện cho hơn 60 trẻ em có nơi học tập khang trang.

Tinh thần tích cực lao động sản xuất làm giàu cho gia đình và đóng góp vật chất phục vụ cộng đồng của nông dân Dương Văn Đây rất đáng biểu dương và nhân rộng.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm