| Hotline: 0983.970.780

Lập bản đồ phân vùng, cảnh báo sạt lở cho 37 tỉnh miền núi, trung du

Thứ Hai 11/03/2024 , 16:33 (GMT+7)

Bộ TN-MT yêu cầu rà soát, lập bản đồ phân vùng rủi ro, cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất cho 37 tỉnh miền núi, trung du có rủi ro cao về sạt lở đất.

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm sạt lở đất

Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Công Thành vừa ký Quyết định số 552 về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam làm cơ sở để phân công, chỉ đạo các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ thực hiện nội dung, nhiệm vụ tại Quyết định số 1262 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, sẽ tập trung xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm và hệ thống bản đồ phân vùng rủi ro tỷ lệ trung bình, tỷ lệ lớn đồng bộ, tổng thể, đồng thời cung cấp, trao đổi thông tin cảnh báo với cộng đồng dân cư; tăng cường năng lực ứng phó thiên tai của các cán bộ và người dân địa phương thông qua các hoạt động chuyển giao kết quả, tập huấn và truyền thông của Đề án;

Sạt lở đất tại Bảo Lộc (Lâm Đồng). Ảnh: Baochinhphu.vn.

Sạt lở đất tại Bảo Lộc (Lâm Đồng). Ảnh: Baochinhphu.vn.

Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị từ Trung ương đến địa phương trong quá trình thực hiện; Đề cao sự tham gia của cộng đồng trong công tác phối hợp cung cấp thông tin phục vụ cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ; hạn chế gia tăng nguy cơ sạt lở đất, lũ quét.

Kế thừa, lồng ghép, triển khai Kế hoạch này với việc tổ chức thực hiện Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn (Chương trình 705) và các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án đã được phê duyệt có nội dung phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ trong Quyết định số 1262 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là với các quốc gia phát triển về khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng lực, khả năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong phân vùng và cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét.

Sản phẩm của Đề án sẽ được chuyển giao đến các cấp chính quyền và người dân ở các vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét nhằm nâng cao năng lực truyền thông, sử dụng thông tin cảnh báo sớm phục vụ phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét trong cộng đồng, giảm nhẹ thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét gây ra.

Sơ tán, di dời người dân ra khỏi vùng sạt lở

Theo kế hoạch, Bộ TN-MT yêu cầu rà soát, xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy trình, quy định kỹ thuật phục vụ triển khai các nhiệm vụ liên quan đến phân vùng và cảnh báo sớm thiên tai sạt lở đất, lũ quét;

Thiết lập và duy trì vận hành hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét; Điều tra, xây dựng bộ dữ liệu, lập bản đồ hiện trạng, bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét (tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn) cho 150 khu vực rủi ro cao, ưu tiên thực hiện trước cho các khu vực có nguy cơ diễn biến thiên tai sạt lở đất, lũ quét phức tạp.

Sạt lở đất, lũ quét tại Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái). Ảnh: XĐ.

Sạt lở đất, lũ quét tại Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái). Ảnh: XĐ.

Điều tra, xây dựng bộ dữ liệu, lập bản đồ hiện trạng, bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét (tỷ lệ 1:50.000 và tỷ lệ 1:25.000) cho 37 tỉnh trung du và miền núi Việt Nam; ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trong cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét; nâng cao năng lực cộng đồng trong truyền thông và sử dụng thông tin cảnh báo sớm; rà soát, xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy trình, quy định kỹ thuật phục vụ triển khai các nhiệm vụ liên quan đến phân vùng và cảnh báo sớm thiên tai sạt lở đất, lũ quét.

Xây dựng và hoàn thiện định mức kinh tế - kỹ thuật về công tác điều tra, khảo sát chi tiết, lập bản đồ phân vùng nguy cơ và phân vùng rủi ro sạt lở đất, lũ quét ở tỷ lệ lớn.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét; nâng cấp, phát triển các mô hình cảnh báo sạt lở đất, lũ quét cho 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam; xây dựng hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét thời gian thực, có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, cơ quan cảnh báo, dự báo và người dân trong thu nhận, phân tích, xử lý thông tin dữ liệu; vận hành thử nghiệm tại trung ương và 37 tỉnh trung du, miền núi.

Lập bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét (tỷ lệ 1:50.000 và tỷ lệ 1:25.000) cho 15 tỉnh, gồm 3 tỉnh thuộc khu vực Bắc bộ (Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên), 5 tỉnh thuộc khu vực Trung bộ (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) và 2 tỉnh thuộc khu vực Đông Nam bộ (Bình Phước, Đồng Nai);

Bộ TN-MT khuyến cáo, trong quá trình thực hiện cần rà soát, kế thừa kết quả, sản phẩm của các chương trình, đề án, dự án, đề tài có liên quan đảm bảo thực hiện tiết kiệm, hiệu quả; chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, người dân và doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; sắp xếp ổn định dân cư, sơ tán, di dời dân cư khỏi vùng thiên tai đáp ứng các yêu cầu cấp bách trong công tác phòng, chống, ứng phó với rủi ro lũ quét, sạt lở đất.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.