| Hotline: 0983.970.780

Lấy chồng - ước mơ xa vời của phụ nữ khuyết tật

Thứ Tư 26/02/2014 , 10:43 (GMT+7)

Đừng bao giờ đặt câu hỏi “tại sao không lấy chồng đi?” với người phụ nữ khuyết tật, bởi thực ra họ cũng có nhu cầu nhưng muốn cũng không được.

Đừng bao giờ đặt câu hỏi “tại sao không lấy chồng đi?” với người phụ nữ khuyết tật, bởi thực ra họ cũng có nhu cầu nhưng muốn cũng không được. Thực tế, nhu cầu tình yêu, tình dục của hàng triệu người khuyết tật Việt Nam đang bị bỏ qua vì những định kiến "khiếm khuyết thì không có hoặc không đáng có đời sống tình dục".

Phụ nữ khuyết tật cũng có những nhu cầu về sức khỏe, sinh sản, nhu cầu tình dục và những mối quan tâm khác. Tuy nhiên, những khuyết tật có thể về mặt vận động hoặc trí tuệ đã làm cho họ có thể thấy khó khăn khi bộc lộ mong muốn đáp ứng tình dục của mình.

Lo lắng về hình thức cơ thể, không biết cách thỏa thuận về các hành vi tình dục do thiếu kiến thức hoặc khả năng vận động, hoặc cảm giác tình dục giảm là một trong những khó khăn mà người khuyết tật luôn phải đối mặt.

Tôi có chị bạn thân bị khuyết tật vận động, xinh xắn, tính tình khá tốt, lại chăm học và khá thành công trong công việc. Thế nhưng, đã hơn 30 tuổi, chị vẫn đi về một mình. Bạn bè hỏi thăm chị cũng ngại nhắc tới chuyện chồng con, sợ động tới nỗi buồn trong sâu thẳm tâm hồn chị.

Mới đây, tôi giới thiệu cho chị làm quen với người anh họ cũng bị khuyết tật vận động. Hai người có vẻ khá tâm đầu ý hợp, dường như “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Anh nói, có lẽ anh sẽ sớm ngỏ lời với chị. Bỗng nhiên, chị phải nhập viện, bác sĩ nói vì chị đi lại quá nhiều, nên ảnh hưởng tới cột sống.

Hơn ba tháng nằm viện, hồi đầu anh còn hay lui tới thăm hỏi chị, dần dần anh dãn ra. Chị có vẻ hiểu được tình hình nên chỉ buồn, không nói. Anh cũng buồn, tâm sự với tôi: “Có lẽ sẽ không đi đến đâu em ạ. Chị ấy yếu quá. Anh đã thế này rồi, nếu cưới chị, cả hai sẽ cùng khổ. Anh cũng phải tính toán để lấy một người bình thường, hi vọng cuộc sống của mình và con cái sẽ tốt đẹp. Chị ấy yếu thế sẽ không sinh hoạt tình dục bình thường được, rồi cũng khó mà sinh ra được những đứa con bình thường”.

Có lẽ không ai từ chối khi tình yêu đến, vậy mà chị đã làm, vì nghĩ rằng mình cần làm như vậy. Bản thân chị đã nhiều lần bỏ qua cơ hội vì mặc cảm, vì sợ mình sẽ đem lại bất hạnh cho người mình yêu, chị không tin là mình có thể sống và cũng có khả năng yêu thương chăm sóc người khác.

Chị kể, hồi phổ thông có một anh bạn cùng lớp có tình cảm với chị, chị cũng quý anh ấy, nhưng khi biết chuyện, bố mẹ anh ấy đã phản đối gay gắt. Họ cho rằng, phụ nữ khuyết tật không thể lo toan được việc nhà, chỉ làm bận bịu cho chồng, ảnh hưởng tới sự nghiệp của chồng.

Câu chuyện buồn của chị cũng là nỗi niềm chung của rất nhiều phụ nữ khuyết tật khác. Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội (ISDS), cho rằng, người khuyết tật thường bị coi là vô dục hoặc thiếu khả năng tình dục nên tình dục của họ thường bị gia đình hoặc người chăm sóc bỏ qua.

Đối với những người không hoàn hảo về mặt cơ thể, mọi người thường cho rằng, việc nghĩ đến tình dục là một điều xa xỉ, không phù hợp. Phụ nữ khuyết tật càng không nên kết hôn vì không thể làm tròn nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ.

Bác sĩ Hoàng Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số cho biết, đa số mọi người trong xã hội Việt Nam quan niệm đã là người khuyết tật thì không nên sinh con. Mà trong xã hội, mối quan hệ yêu đương luôn theo tư duy: Đã yêu là phải dẫn đến hôn nhân, đã có hôn nhân là phải sinh con.

Từ cách nghĩ này mà nhiều người khuyết tật có nhu cầu về tình dục cũng như có năng lực tình dục nhưng vẫn phải chối bỏ tình yêu. “Tỷ lệ thanh niên khuyết tật nước ta có quan hệ tình dục vô cùng thấp, gần như không”, bà Tú Anh nói.

Ông Đào Soát - Hội Người mù Việt Nam cho biết: “Nhu cầu được yêu thương và ham muốn tình dục là nhu cầu của mọi người. Chúng tôi chỉ khuyết tật cơ thể chứ không khuyết tật yêu thương”.

Tuy nhiên, vẫn có một số ít phụ nữ khuyết tật thực sự tìm được cơ hội cho mình, mặc dù để có được nó, họ đã phải trải qua rất nhiều thử thách. Biết chuyện anh Thắng, một người bình thường cưới chị Thanh (người khuyết tật), người hiểu thì ít, người dèm pha thì nhiều. Người ta cho rằng, anh Thắng cưới chị Thanh là để lợi dụng chị, bởi chị Thanh tuy khuyết tật nhưng rất giỏi và kinh tế vững vàng.

Nhưng thực tế, chính sự năng động, hoạt bát và thông minh đã khiến anh Thắng cảm phục, mến mộ và nảy sinh tình cảm với chị lúc nào không hay. Tuy nhiên, để đạt đến tình yêu thực anh Thắng đã trải qua không ít trở ngại, mất một khoảng thời gian khá dài để chinh phục chị Thanh.

Bởi chị đã thực sự mất niềm tin vào tình yêu mà nguyên nhân cũng bởi sự toan tính của những người đàn ông trước kia đến với chị. Tình yêu của họ đã thực sự thành công và cho đến bây giờ hai người vẫn rất hạnh phúc. Những lời dị nghị về cuộc tình của họ dường như không còn nữa.

Trong nghiên cứu về: “Cơ hội để có tình yêu, tình dục từ góc nhìn của những phụ nữ khuyết tật”, bác sĩ Đỗ Thị Thanh Toàn (Đại học Y Hà Nội) cho biết: Cơ hội đến với người phụ nữ khuyết tật không dễ dàng. Để đến được với cơ hội đó, phụ nữ khuyết tật phải vượt qua rất nhiều rào cản.

Như vậy, cơ hội về tình yêu nằm trong tay chính những người phụ nữ khuyết tật. Những khiếm khuyết sẽ không còn là trở ngại lớn nếu họ biết chấp nhận nhìn thẳng vào thực tế và chứng minh cho gia đình thấy sự nỗ lực vượt qua thử thách của cả hai.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm