| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM:

Lấy mẫu xét nghiệm tất cả nhân viên Bệnh viện Quốc tế City

Thứ Năm 30/07/2020 , 20:30 (GMT+7)

Tất cả nhân viên thuộc danh sách F1 xét nghiệm 5 ngày/lần, cách ly tại tầng 5 của bệnh viện và lấy mẫu xét nghiệm tất cả nhân viên Bệnh viện Quốc tế City.

Ảnh: Bệnh viện Quốc tế City.

Ảnh: Bệnh viện Quốc tế City.

Ngày 30/7, PGS.TS.BS.Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã chủ trì buổi họp về rà soát các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Quốc tế City.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng yêu cầu Bệnh viện Quốc tế City tiếp tục rà soát, cập nhật danh sách nhân viên bệnh viện có tiếp xúc với “bệnh nhân 449” và “bệnh nhân 450”, trong đó xác định danh sách nhân viên tiếp xúc trực tiếp (F1) và danh sách nhân viên có tiếp xúc với nhân viên thuộc nhóm F1 (F2).

“Tiếp tục tạm cách ly tất cả nhân viên thuộc danh sách F1 tại tầng 5 của bệnh viện, hướng dẫn cho nhân viên thuộc danh sách F2 tự cách ly tại nhà. Đồng thời, tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm cho tất cả nhân viên bệnh viện theo hướng dẫn của HCDC, riêng những nhân viên thuộc danh sách F1 sẽ được xét nghiệm lại mỗi 5 ngày trong thời gian cách ly”, ông Tăng Chí Thượng cho biết.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng yêu cầu Bệnh viện Quốc tế City bổ sung các điều kiện cần thiết của một khu cách ly đúng theo quy định theo hướng dẫn của HCDC sau khi đoàn kiểm tra, đánh giá khu vực cách ly tạm của bệnh viện dành để cách ly tạm nhân viên trong danh sách F1 (hoàn thành trước ngày 3/8 nếu bệnh viện đề nghị cách ly nhân viên tại bệnh viện).

Đồng thời, vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ bệnh viện, đặc biệt là khu vực “bệnh nhân 449” và “bệnh nhân 450” đã từng điều trị và đi qua.

Ông Tăng Chí Thượng cũng yêu cầu, Bệnh viện Quốc tế City tiếp tục tạm ngưng hoạt động khám và tiếp nhận người bệnh mới vào khu điều trị nội trú của bệnh viện cho đến khi hoàn tất các công việc trên và đến khi có kết quả xét nghiệm lần 1 của tất cả nhân viên bệnh viện, kết quả kiểm tra đánh giá về khu cách ly của bệnh viện, về vệ sinh khử khuẩn bệnh viện, tiêu chí bệnh viện an toàn phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp.

Trước đó, bệnh nhân 449, bệnh nhân 450 đi cùng nhau và đều rời Đà Nẵng đến TP.HCM vào ngày 21/7. Bệnh nhân 449 có tiền sử mắc nhiều bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, viêm khớp, từ ngày 26/6 đến nay,  bệnh nhân đã chuyển viện tổng cộng 6 bệnh viện.

Từ 26/6 đến 20/7, bệnh nhân 449 điều trị viêm phổi tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng và Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 20/7, bệnh nhân 449 tự thuê xe cấp cứu di chuyển thẳng đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Bệnh nhân 449 ở lại đây 10 giờ và được chẩn đoán viêm phổi do vi trùng, nằm riêng phòng cách ly tại khoa Cấp cứu, đến khi chuyển sang Bệnh viện Triều An tối 20/7. Đến ngày 21/7, bệnh nhân 449 chuyển tiếp đến Bệnh viện Quốc tế City, điều trị tới ngày 27/7, xác định mắc Covid-19 thì được chuyển tiếp sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để cách ly, điều trị Covid-19.

Còn “bệnh nhân 450” chăm sóc trong suốt quá trình “bệnh nhân 449” bị bệnh và di chuyển các bệnh viện. Đến 26/7, bà có triệu chứng sổ mũi, mỏi cơ, mệt mỏi. Chiều tối 28/7, bà được vận động tự vào BV Bệnh Nhiệt đới để cách ly điều trị. Hiện BN 450 vẫn còn các triệu chứng trên. Từ ngày 21-27/7/2020, hàng ngày BN 450 đi bộ đến AEON MALL Bình Tân từ 1-2 lần để mua thức ăn. Trong thời điều trị tại BV Quốc tế City có 6 người bạn đến thăm khoảng 20 phút, có đeo khẩu trang. Hàng ngày, em trai BN 450 mang đồ ăn tới BV. Hiện tại BN 449 viêm phổi trái, tràn khí, tràn dịch màng phổi. Ngày 27/7, mẫu dịch rửa phế quản, mẫu phết mũi họng gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt nhiệt đới TP.HCM cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2

Ngay khi phát hiện bệnh nhân có nhiều dấu hiệu nhiễm Covid-19, ngành y tế TP.HCM đã khoanh vùng, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch, lấy mẫu xét nghiệm và cách ly những người tiếp xúc gần với hai bệnh nhân.

Xem thêm
Phẫu thuật robot điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ

TP.HCM Bệnh viện Bình Dân vừa thực hiện phẫu thuật robot cắt khối tá tụy điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ cho nam bệnh nhân 43 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Nấm linh chi có giúp ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ không?

Nấm linh chi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nên nhiều người cho rằng có thể dùng nấm linh chi để chống lại sự tấn công của những virus có hại.