Ông Vũ Xuân Thuỷ, Chủ tịch ngành cho biết, với bờ biển dài trên 2.000 KM từ Bắc vào Nam, Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố có biển với hơn 4 triệu lao động đang làm việc trên 130 ngàn tàu cá các loại ( chiếm 15% lực lượng lao động của ngành thủy sản).
Lao động nghề cá phải làm việc trong môi trường có cường độ lao động và rủi ro cao, nhưng thu nhập của phần đông ngư dân còn thấp, không ổn định. Quan hệ lao động trên các tàu cá vẫn chỉ kỳ làm thuê, làm công hưởng lương theo sản phẩm hoặc chuyến tàu.
Việc giao kết hợp đồng lao động vẫn chủ yếu là thỏa thuận miệng đầy cảm tính, cùng với các trang thiết bị đảm bảo an toàn lao động tối thiểu hạn chế và lạc hậu. Bên cạnh đó, lao động nghề cá phần lớn có trình độ văn hoá thấp, không đều, hầu hết không qua trường lớp đào tạo cơ bản mà chủ yếu theo kiểu "truyền miệng". Rồi ngư trường xa đất liền nên việc nắm thông tin tìm hiểu chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước còn nhiều hạn chế, khả năng tựu bảo vệ là không thể.
Đánh giá được tầm quan trọng của việc thành lập nghiệp đoàn nghề cá tại các tỉnh ven biển, Công đoàn Ngành Nông nghiệp đã tham mưu cho đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn lao động VN thực hiện thi điểm việc phát triển đoàn viên và thành lập nghiệp đoàn nghề cá tại ca tỉnh ven biển có đông lao động thủy sản tại Kiên Giang và Bình Thuận.
Phát biểu tại lễ ra mắt, thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn đánh giá cao việc ra mắt của Nghiệp đoàn, nhằm nâng cao thu nhập cho ngư dân, tạo sự chuyển biến rõ nét trong công cuộc xây dựng Nông nghiệp nông dân và nông thôn.
Đặc biệt tạo sự liên kết giữa các nghiệp đoàn nghề cá cả nước để thống nhất phương thức hoạt động tại các ngư trường thường xuyên xảy ra tranh chấp và có nhiều rủi ro. Cũng theo ông Tuấn, Bộ NN- PTNT sẽ nhiệt tình ủng hộ, tạo mọi điều kiện tốt nhất đối với hoạt động của nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam trong thời gian tới.
Nhân dịp này, Ban chấp hành lâm thời Nghiệp đoàn nghề cá VN cũng ra mắt gồm 15 người, do ông Trần Văn Quý, Phó chủ tịch Công đoàn ngành làm Chủ tịch.