| Hotline: 0983.970.780

LEESCO mập mờ tuyển lao động XK

Thứ Hai 29/11/2010 , 09:55 (GMT+7)

LEESCO là viết tắt của Công ty CP Dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia Thanh Hóa, chi nhánh Hà Tĩnh.

Danh sách lao động được Công ty LEESCO tuyển đi xuất khẩu lao động

Ngày 1/6/2010, Công ty CP Dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia Thanh Hóa, chi nhánh Hà Tĩnh (viết tắt Công ty LEESCO) đã có văn bản gửi UBND tỉnh Kon Tum về tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (Malaysia, Liên bang Nga, Sip, Ảrập Xê út…) theo tinh thần quyết định 71/QĐ-TTg, ngày 29/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thí điểm tuyển chọn lao động tại hai huyện nghèo Kon Plông và Tu Mơ rông (tỉnh Kon Tum).

Theo đó, UBND huyện Kon Plông đã yêu cầu Công ty LEESCO phải cung cấp đầy đủ các văn bản mang tính pháp lý, cam kết trách nhiệm về quản lý người lao động khi làm việc ở nước ngoài, đảm bảo thông tin về người lao động như tình trạng sức khỏe, điều kiện sống, làm việc, mức lương… đối với địa phương sẽ tạo điều kiện để hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn và giải ngân cho người lao động.

Ngày 30/9/2010, Công ty LEESCO đã rốt ráo tuyển chọn được 50 lao động tại hai xã Ngọc Tem và Pờ-Ê, sau đó 41 lao động trong số này được đưa về Trung tâm dạy nghề Măng Đen để học ngoại ngữ. Ngày 6/10, Phòng LĐ-TB&XH huyện Kon Plông tiến hành kiểm tra nơi ăn ở, học tập của học viên thì mới tá hỏa, trong số 23 lao động được bố trí ở tại nhà ông Nguyễn Nhân Quyền (Măng Đen, huyện Kon Plông) do Công ty LEESCO thuê, với điều kiện cho “ngủ tập thể” dưới… nền sàn nhà! Không có mùng tránh muỗi, không chăn đắp, phòng ở dành cho học viên nữ lại không có điện.

Sau đó Trung tâm Y tế huyện Kon Plông kiểm tra và kết luận: điều kiện ăn, ở cho các học viên “không đảm bảo về môi trường”. Theo quy định trong thời gian học, chế độ tiền ăn được cấp 40.000đồng/ngày, thì học viên chỉ nhận được 15.000đồng/ngày, bên cạnh đó Công ty LEESCO đã không cấp áo quần đồng phục, tiền ở… theo quy định.

Theo báo cáo của Công ty LEESCO thì đã tiến hành xét nghiệm, thử máu cho 33 lao động, tuy nhiên Trung tâm Y tế huyện này lại xác định là chỉ 16 người. Điều lạ lùng nữa là Công ty LEESCO đã nhanh chóng “ký hợp đồng” với người lao động, khi người lao động chưa qua đào tạo, chưa qua khám sức khỏe! Được biết, Công ty LEESCO còn hướng dẫn người lao động lập hồ sơ, ký kết hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Kon Plông và đã có 8 lao động của xã Pờ-Ê đã được Ngân hàng này giải ngân (!?).

Điều bất ngờ nữa là trong số danh sách 41 lao động này, có tới 11 thanh niên dưới 18 tuổi, 22 người chưa có giấy chứng minh nhân dân và một người bị “lố” tuổi tác (hơn 40 tuổi). Công ty LEESCO cũng “quên” thông báo cho chính quyền địa phương và người lao động về quy mô đào tạo, cơ sở đào tạo để hợp đồng đào tạo, ngành nghề sẽ đào tạo, ngoại ngữ gì, thời gian đào tạo, hay địa điểm đào tạo, ai cấp chứng chỉ…

Từ những sai phạm nêu trên của Công ty LEESCO, Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Plông Nguyễn Ngọc Ánh chỉ đạo: tạm dừng việc tuyển lao động ở các xã còn lại trên địa bàn huyện để khắc phục những sai sót và Công ty LEESCO phải chịu trách nhiệm đưa số lao động đã tuyển tại hai xã Ngọc Tem và Pờ-Ê trở về lại với gia đình và địa phương.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm