Các số liệu trong nửa đầu năm do Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan thu thập cho thấy những người trồng trái cây trên đảo đã hoạt động tốt hơn kể từ khi Trung Quốc chặn nhập khẩu (bắt đầu từ ngày 1/3 năm nay), nhờ những người mua sắm Nhật Bản tham gia hỗ trợ. Đến tháng 6, các lô hàng đến Nhật Bản đã tăng hơn 8 lần lên 16.556 tấn trong 4 tháng so với một năm trước. Một chiến dịch kích thích nhu cầu tiêu thụ nội địa cũng thúc đẩy việc tiêu thụ hoa quả.
Sự chung tay giúp đỡ từ các nhà nhập khẩu Nhật Bản là một bất ngờ thú vị đối với những nông dân đang gặp khó khăn của Đài Loan, những người đang chuẩn bị cho sự sụt giảm giá sau động thái đưa ra biện pháp phòng ngừa bình thường để bảo vệ an toàn sinh học của Trung Quốc.
Loại trái cây có gai này nằm trong danh sách dài các sản phẩm từ rượu vang đến than đá và tôm hùm của Úc mà Trung Quốc đã nhắm tới để trừng phạt nhằm tạo đòn bẩy trong các tranh chấp thương mại.
Chen Li-i, một quan chức tại Hội đồng Nông nghiệp ở Đài Bắc, cho biết: “Nhật Bản hiện đã thay thế Trung Quốc trở thành điểm tiêu thụ chính ở nước ngoài cho dứa của Đài Loan.
Mặc dù không rõ lệnh cấm sẽ kéo dài bao lâu - sự thay đổi có thể đảo ngược khi các hạn chế được dỡ bỏ - loại trái cây nhiệt đới khiêm tốn đã trở thành một biểu tượng khó có thể thách thức được trong tranh chấp địa chính trị của khu vực.
Trong bối cảnh Bắc Kinh đang gây áp lực, Nhật Bản và Đài Loan đã bày tỏ mong muốn rộng rãi để thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ hơn".
Dứa là một nguồn thu nhập quan trọng của nông dân ở miền trung và miền nam Đài Loan. Khoảng 11% trái cây nhiệt đới thu hoạch ở Đài Loan được bán ra nước ngoài. Cho đến khi có lệnh cấm, chúng gần như được vận chuyển toàn bộ sang Trung Quốc.
Chiao Chun, Giám đốc điều hành của hãng Harvest Consultancy Co. ở Đài Bắc, cho biết: “Các đơn đặt hàng xuất khẩu đang có vẻ khả quan ngoài mong đợi. "Đây thực sự là một cuộc khủng hoảng biến thành một cơ hội", Chun nói.
Bên cạnh giúp đỡ từ Nhật Bản, nhu cầu nội địa còn được thúc đẩy bởi các chiến dịch trên phương tiện truyền thông xã hội, thu hút những người mua hàng địa phương ủng hộ người trồng trọt. Ngay cả lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn cũng bày tỏ sự chú ý chỉ một ngày sau khi lệnh cấm của Trung Quốc có hiệu lực.
Nông dân cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các doanh nghiệp địa phương. Các nhà hàng trên khắp hòn đảo đổ xô tìm cách bổ sung thêm một biến tấu ngọt ngào với dứa vào đủ loại món ăn từ tôm viên, cơm chiên và thậm chí cả phở bò cổ điển. Cục Đường sắt Đài Loan còn giới thiệu hộp cơm trưa phiên bản đặc biệt với dứa là một trong những món ăn phụ.
Kết quả là, giá trái cây nội địa Đài Loan tăng 28%, lên mức trung bình 22,1 Đài tệ (80 cent)/kg trong giai đoạn tháng 3 đến tháng 6, mức cao nhất trong ba năm. Theo dữ liệu do Li-i, quan chức tại Hội đồng Nông nghiệp ở Đài Bắc cung cấp, tổng giá trị dứa bán tại địa phương đã tăng 17%.
“Giá cao hơn do nhu cầu nội địa tăng cao dẫn đến lợi nhuận nhiều hơn cho nông dân", Chen phân tích.
Theo Young Fu-fan, một người trồng dứa ở quận phía nam Đài Nam, Đài Loan cần phải xem xét lại thị trường xuất khẩu trái cây của mình.
“Người nông dân không thể mong đợi kiếm được 'tiền dễ dàng' từ Trung Quốc nữa”, ông nói.