Thay đổi lối canh tác
Thời gian gần đây, anh Lê Văn Toán, nông dân sản xuất giỏi ở xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương (TP Thái Nguyên) đang thử nghiệm dùng các loại phân bón hữu cơ vi sinh trên diện tích chè VietGAP.
Người dân Tân Cương trồng chè theo quy trình VietGAP |
Anh Toán chia sẻ: “Mặc dù gia đình tôi đã sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP từ nhiều năm nay, nhưng tôi vẫn muốn chuyển đổi theo hướng hữu cơ và bỏ phân bón hóa học. Qua hai lứa chè thử nghiệm đều cho kết quả tốt nên tôi vận động nhiều hộ dân trồng chè dùng phân bón hữu cơ vi sinh này”.
Theo anh Toán, phân bón hữu cơ vi sinh giúp duy trì độ màu mỡ của đất cũng như thân thiện môi trường, giúp cây trồng phát triển bền vững hơn. Do vậy anh đầu tư chọn mua các loại phân bón hữu cơ vi sinh ABI-NORI, ABI - BB (đối kháng sâu) và ABI-KENTOMIUM (đối kháng nấm) của Cty TNHH Phát triển Nông nghiệp Phương Nam (PADCO).
Anh Toán có 6.000m2 chè trồng theo quy trình VietGAP. Thời gian gần đây do diễn biến thời tiết bất lợi khiến vườn chè bị sâu bệnh tấn công như rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, đặc biệt là bọ xít muỗi. Tuy nhiên, sau vài lứa chè, anh dung phân bón hữu cơ vi sinh thấy kết quả tốt, giảm chi phí lại thân thiện với môi trường, an toàn cho con người. Do vậy, anh vận động nông dân chuyển đổi tập quán canh tác cũ, làm theo anh.
Đóng gói sản phẩm chè sạch chất lượng cao |
“Trước kia mỗi khi đến đợt sâu bênh gây hại phải phun thuốc cho chè là thấy người mệt mỏi, có đeo khẩu trang kín vẫn thấy nồng nặc thuốc. Ấy vậy mà, từ khi chuyển sang sử dụng loại phân bón hữu cơ vi sinh, thấy phun cả ngày vẫn khỏe, ruộng chè gần như không có mùi hôi vì ô nhiễm nữa mà sâu bệnh cũng “bay” sạch”, anh Toán tâm sự.
Xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương từng nổi tiếng với đặc sản chè sạch, được các chuyên gia ngành chè đánh giá là loại trà ngon nhất “thủ phủ” chè Tân Cương. Tuy nhiên, trước đây ngoại trừ 13 hộ dân trong xóm với 6ha chè có sự liên kết để sản xuất chè VietGAP, còn lại hầu như mạnh ai nấy làm. Do vậy, năng suất, chất lượng chè không cao, vẫn lạm dụng thuốc BVTV.
Nhân rộng mô hình
Bên cạnh phát triển vùng sản xuất chè sạch ở Tân Cương, đến nay ở các vùng trồng cây ăn trái hay trồng hoa trên địa bàn các huyện Đại Từ, Võ Nhai, TP Thái Nguyên cũng đang tập trung nhân rộng mô hình liên kết sản xuất chè an toàn.
Cán bộ Hội nông dân xuống thăm các vườn na |
Thái Nguyên phát động nông dân ở các vùng trồng chè đầu tư nhân rộng mô hình sản xuất theo quy trình VietGAP, khuyến khích sử dụng các loại phân thuốc hữu cơ vi sinh. Từ đó hình thức sản xuất chè ở Tân Cương cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ; đồng thời đang hình thành các nhóm hộ sản xuất hoặc thành lập HTX đẩy mạnh liên kết và thực hành quy trình sản xuất chè an toàn, chất lượng. |
Chúng tôi có mặt tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai, vùng trồng na nổi tiếng của tỉnh, thời điểm này đang vào đợt thu hoạch cuối của chính vụ na. Do ảnh hưởng của thời tiết, tuy vụ na năm nay năng suất không được như năm trước nhưng giá ổn định 24.000 - 25.000 đồng/kg.
Dẫn chúng tôi đến thăm các mô hình trồng na tiêu biểu, ông Lê Việt Hà, Chủ tịch Hội Nông dân (HND) xã La Hiên vui vẻ giới thiệu, La Hiên có khoảng hơn 300ha; trong đó hơn 230ha đang thu hoạch. Hiện có 672 hộ trồng na, tập trung chủ yếu ở các xóm Trúc Mai, Làng Lai, Hiên Bình, Hiên Minh, La Đồng…
Từ năm 2013, diện tích trồng na của 2 xóm Hiên Minh và Hiên Bình đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP. Nhờ cây na, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo dưới 9%.
Nhiều người dân ở La Hiên cho biết, cây na gần đây đang bị các loại bệnh tấn công như thán thư vàng lá, nhện đỏ, rệp sáp, bọ rầy bọ trĩ… Tuy nhiên, nhờ HND xã phối hợp với khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác nên bà con nâng cao kiến thức chăm sóc.
Đồng thời, HND còn ký hợp đồng với Cty PADCO để cung cấp nguồn phân hữu cơ vi sinh chất lượng cao như ABI - BB hay ABI-MEPA giúp bà con xử lý trừ rệp sáp và bọ trĩ rất hiệu quả lại tiết kiệm được ½ chi phí sản xuất so với trước đây.
Nông dân trồng na hiện đang chuyển đổi tập quan canh tác |
Tương tự, cho đến nay nhiều diện tích đào ở làng nghề trồng hoa đào Cam Giá (TP Thái Nguyên) cũng áp dụng canh tác theo quy trình an toàn, sử dụng nguồn phân bón hữu cơ vi sinh. Ông Tạ Xuân Quang, một nghệ nhân ở Tổ 9, phường Cam Giá hào hứng: “Làng hoa đào chủ yếu tập trung chăm sóc vào mùa tết. Do vậy, trước kia bà con thường phun xịt thuốc BVTV vô tội vạ để phòng trừ nấm bệnh trên cây đào, khi khách bước chân vào tới làng chưa thấy đào đã ngửi mùi thuốc. Tuy nhiên, nhờ sử dụng phân hữu cơ vi sinh ABI - BB và ABI-MEPA trị bệnh hiệu quả, môi trường không bị ô nhiễm”.
Hiện cả làng nghề có khoảng hơn 200 hộ trồng hoa đào với 10ha, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Nhờ trồng hoa đào, nhiều hộ dân có thu nhập từ 200 - 500 triệu đồng/năm.
“Hình thức liên kết sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết giữa các hộ dân ở các vùng sản xuất với quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao đang dần trở nên phổ biến. HND huyện Đại Từ đang tiếp tục hỗ trợ nông dân ở các vùng sản xuất tập trung theo hướng công nghệ cao. Tuy nhiên, để xây dựng được các vùng sản xuất nông sản hàng hóa an toàn, bền vững thì cần thay đổi tập quán canh tác, sử dụng nguồn phân hữu cơ vi sinh”, bà Nguyễn Thị Định, Phó Chủ tịch HND huyện Đại Từ. |