| Hotline: 0983.970.780

Liên tiếp sạt lở 2 bờ sông Ô Môn

Thứ Hai 28/05/2018 , 08:25 (GMT+7)

Từ đầu mùa mưa đến nay, sông Ô Môn trở thành điểm nóng liên tiếp xảy ra nhiều vụ sạt lở nguy hiểm nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. 

17-00-11_st_lo_bo_song_o_mon_-_nh_bvt
Sạt lở bờ sông Ô Môn

Sạt lở tập trung bên bờ một đoạn sông gần phía vàm đổ ra sông Hậu, đe dọa sinh mạng hàng chục hộ dân.

Vụ sạt lở mới nhất lúc rạng sáng 21/5 tại khu vực Thới Lợi, phường Thới An, quận Ô Môn, làm 5 căn nhà bị đổ sụp xuống dòng sông, 14 căn bị ảnh hưởng lún, sụp một phần và báo động người dân sinh sống trong 15 căn nhà trong khu vực lân cận cần di dời khẩn cấp. Vệt sạt lở dài khoảng 55m, đoạn lở sâu vào đất liền 10m, sâu khoảng 12m nên cắt đứt một đoạn đường giao thông nông thôn đi ngang qua đây. Ước tính thiệt hại 30 tỷ đồng.

Ngay sau đó, đoàn công tác Tổng cục Phòng chống thiên tai, do ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng dẫn đầu đã đến khảo sát tình hình. Ông Hoài nhận định, sạt lở có khả năng tiếp tục xảy ra, do đó chính quyền cần khuyến cáo các hộ dân đang sinh sống quanh khu vực có nguy cơ sạt lở, đồng thời có biện pháp giúp đỡ các hộ dân lân cận khu vực bờ sông di dời nhà cửa đi nơi khác.

Theo BCH PCTT-TKCN TP Cần Thơ, trước đó ngày 7/5 cũng tại khu vực này đã xảy ra sạt lở một đoạn bờ sông dài 15m, ăn sâu vào bờ 3m, làm sụp đổ căn nhà sàn của hộ ông Nguyễn Văn Ni, rạn nứt đoạn lộ giao thông qua lại khoảng 30m. Chiều cùng ngày lại sạt lở thêm một đoạn dài 90m, trong đó có đoạn dài 15m sạt lở hoàn toàn và 75m lộ bê tông bị nứt, rộng khoảng 6m, làm sụp lún nhà của bà Đỗ Thị Cuội.

Tuy khi các vụ sạt lở chưa gây thiệt hại nhân mạng, nhưng thiệt hại nhà cửa, tài sản ước 1,5 tỉ đồng. Cho đến những ngày qua, lực lượng cứu hộ vẫn đang giúp đỡ người dân di dời nhà cửa. TP Cần Thơ đã trích từ nguồn Quỹ phòng chống thiên tai, vận động nhà hảo tâm và các DN đóng góp gần 600 triệu đồng giúp các hộ gia đình bị nạn.

TP Cần Thơ sẽ phối hợp Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam sớm tiến hành khảo sát tìm nguyên nhân sạt lở. Sông Ô Môn là một chi lưu sông Hậu nằm về phía bờ Nam, dẫn nước đưa vào kênh rạch tưới tiêu ruộng vườn. Trước tình hình sạt lở nguy cấp, TP Cần Thơ đề nghị Chính phủ, Bộ NN-PTNT xem xét, hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng một số công trình kè chống sạt lở tại các điểm nóng.

Trong giai đoạn 2018 - 2020, dự án kè chống sạt lở sông Ô Môn, bên bờ phải, thuộc khu vực Thới Lợi, phường Thới An, dài 1,8km, kinh phí khoảng 200 tỉ đồng; Dự án kè chống sạt lở sông Ô Môn, bên bờ trái, đoạn từ cầu Ô Môn đến vàm Ba Rích dài 1,9km, kinh phí thực hiện khoảng 250 tỉ đồng.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm