>> Toàn cảnh vụ máy bay Malaysia bị bắn rơi ở Ukraine
Chiếc Boeing 777 chở 295 người đang bay ở độ cao khoảng 10.600m thì bị bắn hạ
Đến sáng 18/7, cả Nga, Ukraine và lực lượng ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine đều công nhận chiếc máy bay bị bắn hạ bằng tên lửa đất đối không. Địa điểm bắn tên lửa thuộc thị trấn vùng mỏ Shakhtersk ở miền Đông Ukraine, khu vực đang do lực lượng ly khai kiểm soát.
Hiện hộp đen của máy bay đã được đưa sang Moscow để kiểm tra.
Vậy loại tên lửa đất đối không nào hiện có thể có trong khu vực này đã bắn hạ chiếc máy bay số hiệu MH17 xấu số?
Trước đó, một chuyên gia quốc phòng nói với hãng tin BBC rằng để bắn hạ một máy bay ở độ cao 10.000 m cần tên lửa đất đối không tầm xa, dẫn đường bằng rađa.
Căn cứ chuyên môn này cho thấy MH17 khó có thể bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không vác vai, loại Manpad đang khá phổ biến ở khu vực giao tranh miền Đông Ukraine.
Vì vậy, người ta đang nghi ngờ loại tên lửa phòng không Buk, vốn được phương Tây biết đến với tên SA-17 Grizzly, là thủ phạm.
Hệ thống phóng tên lửa phòng không Buk
Chuyên gia quân sự Alexander Golts nói với hãng tin Interfax rằng, lực lượng ly khai thân Nga đã kiểm soát căn cứ 24-02 ở Donetsk và tại đó có rất nhiều hệ thống tên lửa Buk.
Nhưng loại vũ khí phố biến nhất ở miền Đông Ukraine hiện nay là pháp phản lực phòng không Grad. Tuy nhiên, tầm bắn của Grad chỉ tối ưu trong khoảng 6.000m.
Grad là hệ thống pháo phản lực nhiều đầu đạn, có thể nhắm bắn nhiều mục tiêu cùng một lúc.
Hệ thống tên lửa đất đối không Grad
Sergei Markov - chuyên gia hiện làm việc ở Điện Kremlin nói rằng ông nghĩ thủ phạm là “một quả Grad của Ukraine”.
Ukraine đang bị chỉ trích vì vẫn mở không phận qua vùng chiến sự ở miền Đông khi giao tranh xảy ra. Họ chỉ đóng cửa không phận sau thảm kịch với MH17.
Nga là nước duy nhất đến thời điểm này đã dừng bay qua không phận miền Đông Ukraine từ nhiều tháng trước.
Ngày thứ Sáu (18/7), toàn bộ các chuyến bay từ Nga đi Ukraine đã bị hủy.