| Hotline: 0983.970.780

Giáo phái bí ẩn trong tâm dịch Covid-19 tại Hàn Quốc: [Bài II] Lời xin lỗi muộn màng của giáo chủ Tân Thiên Địa

Thứ Tư 04/03/2020 , 13:35 (GMT+7)

Đeo khẩu trang y tế và nói bằng giọng nghẹn ngào, Lee cho biết ông rất hối hận trước việc nhiều bệnh nhân có mối liên hệ với Tân Thiên Địa.

Thủ lĩnh giáo phái Tân Thiên Địa tại cuộc họp báo ở Gapyeong, ngày 3/2. Ảnh: NYTimes.

Thủ lĩnh giáo phái Tân Thiên Địa tại cuộc họp báo ở Gapyeong, ngày 3/2. Ảnh: NYTimes.

Với các tín đồ, Lee Man-hee là hậu duệ của các vị vua từng cai trị Triều Tiên hàng thế kỷ trước, là “thiên thần” Chúa Jesus phái tới thế giới loài người và là “cố vấn” duy nhất có khả năng diễn giải các biểu tượng và mật mã trong Sách Khải Huyền của Kinh Thánh.

Với các hính trị gia, Lee đại diện cho “phe ác”, là thủ lĩnh của một giáo phái đang cản trở những nỗ lực của chính quyền nhằm kiềm chế dịch Covid-19.

Lee Man-hee, 88 tuổi, người sáng lập giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa), đang cố gắng bảo vệ giáo phái của mình, đồng thời thách thức những lời buộc tội chống lại nó.

Ít nhất 60% số ca nhiễm nCoV tại Hàn Quốc được cho là có liên quan tới chi nhánh của Tân Thiên Địa ở thành phố phía đông nam Daegu. Giữa lúc chính phủ Hàn Quốc đang chật vật đối phó với Covid-19, Lee và giáo phái của ông bị cáo buộc khiến dịch bệnh lan rộng vì không cung cấp danh sách đầy đủ thành viên cho nhà chức trách.

Tuần qua, hàng trăm thành viên Tân Thiên Địa vẫn nằm ngoài vòng liên lạc, chỉ trích chính quyền vì “săn lùng”, bắt họ xét nghiệm. Các thành phố lớn, bao gồm cả thủ đô Seuol, đã yêu cầu công tố viên quốc gia điều tra Lee với cáo buộc “giết người do cố tình chủ quan”.

Hôm 2/3, đeo khẩu trang y tế và nói bằng giọng nghẹn ngào, Lee cho biết ông rất hối hận trước việc nhiều bệnh nhân có mối liên hệ với Tân Thiên Địa. Nhưng ông bác bỏ những cáo buộc nói hành động của ông khiến dịch bệnh lây lan rộng hơn, khẳng định giáo phái vẫn hợp tác tích cực với giới chức. “Tôi gửi lời xin lỗi sâu sắc tới tất cả mọi người”, Lee quỳ gối, cúi đầu nói trong cuộc họp báo được phát sóng trên truyền hình.

Giọng điệu của Lee khác hoàn toàn so với thông điệp mà ông gửi tới các tín đồ hồi tuần trước, ở đó, ông đổ lỗi dịch bệnh bùng phát là do “ác quỷ ghen ghét với sự phát triển nhanh chóng của Tân Thiên Địa”.

“Đêm đen qua đi, bình minh sẽ đến”, Lee nói.

Lee là một gương mặt gây tranh cãi tại Hàn Quốc. Ông là mục tiêu của nhiều vụ kiện, các cuộc biểu tình lớn cũng như bị cáo buộc truyền bá dị giáo, chia rẽ gia đình hay chống phá các giáo hội đối thủ khác. Dù vậy, vượt lên tất cả, Lee vẫn được 245.000 tín đồ Tân Thiên Địa tôn sùng, ngưỡng vọng. Đến nay, Tân Thiên Địa là giáo phái có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Hàn Quốc.

“Tân Thiên Địa phát triển nhanh chóng bất chấp sự đàn áp” từ các nhà thờ Cơ đốc giáo chính thống, Lee nói trong một cuộc phỏng vấn với báo Kyeonggi Ilbo hồi tháng 6 năm ngoái. “Tại sao ư? Bởi chúng tôi có một học thuyết. Chúng tôi không phải giáo hội truyền thống”.

Lee sinh ngày 15/9/1931 trong một gia đình nghèo khó ở huyện Cheongdo, gần Daegu. Ông cho biết mình đã bắt đầu cầu nguyện với ông nội từ lúc còn rất trẻ dù không tới nhà thờ. Lee tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên những năm 1950 với tư cách một trung sĩ quân đội.

Ông từng làm việc cho một giáo phái khác cũng bị giáo hội chính thống coi là dị giáo trước khi sáng lập ra Tân Thiên Địa vào năm 1984. Trong các bài thuyết giáo của mình, Lee thường xuyên hứa hẹn sẽ “chấm dứt một thế giới đầy rẫy tội phạm và tham nhũng để bắt đầu một kỷ nguyên mới”.

“Tân Thiên Địa chỉ lấy Chúa Jesus ra làm bình phong còn thực chất, tín đồ trong giáo phái tôn sùng Lee Man-hee”, Hwang Eui-jong, mục sư Thiên Chúa giáo, người chuyên đấu tranh chống lại các giáo phái như Tân Thiên Địa, nhận xét.

Một chi nhánh của Tân Thiên Địa ở Gwangju bị đóng cửa hồi tháng trước. Ảnh: AP.

Một chi nhánh của Tân Thiên Địa ở Gwangju bị đóng cửa hồi tháng trước. Ảnh: AP.

Từ khi dịch bệnh bùng phát tại Hàn Quốc, thành viên Tân Thiên Địa đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cơ quan kiểm soát dịch bệnh.

Cảnh sát và các quan chức thuộc cơ quan chống dịch đã theo dõi họ thông qua dữ liệu thẻ tín dụng và vị trí điện thoại thông minh. Nhà chức trách tới gõ cửa từng nhà hoặc quan sát từ xa để xem họ có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào hay không. Chính quyền một tỉnh thậm chí còn gửi tin nhắn khẩn cấp tới người dân qua điện thoại di động, yêu cầu họ báo cáo thành viên Tân Thiên Địa.

Nếu các chức sắc của Thân Thiên Địa coi những tin nhắn như trên là một hình thức “săn phù thủy”, điều này sẽ tạo ra thách thức không nhỏ đối với các quan chức kiểm soát dịch bệnh.

Một quan chức tại một phòng khám của chính phủ ở Daegu chịu trách nhiệm rà soát các trường hợp nhiễm nCoV đã không tiết lộ ông ta là thành viên Tân Thiên Địa cho tới tận khi được xét nghiệm dương tính với virus.

“Nhiều tín đồ Tân Thiên Địa sợ phải tiết lộ thân phận giữa lúc hàng loạt lời đổ tội từ các chính trị gia và giới truyền thông đều nhắm về phía họ, gọi Tân Thiên Địa là nguồn cơn bùng phát dịch”. Kim Si-mon, người phát ngôn của giáo phái, nhấn mạnh.

Theo ông, tín đồ Tân Thiên Địa đang đối mặt với làn sóng kỳ thị, chế nhạo thậm chí bị bạo hành kể từ thời điểm dịch bùng phát. Kim cho rằng những nhận thức tiêu cực về Tân Thiên Địa đều bắt nguồn từ định kiến mà các giáo hội chính thống tạo ra.

“Xin đừng đổ lỗi và căm ghét chúng tôi”, Kim nói. “Ở một đất nước tự do tôn giáo như Hàn Quốc, chẳng lẽ chúng tôi lại phải chết vì chúng tôi không thuộc về giáo hội chính thống? Tân Thiên Địa không tạo ra nCoV”.

Hôm 2/3, Lee trông có vẻ hối hận tại buổi họp báo. Nhưng một nét tính cách dường như là cố hữu của Lee bất ngờ được bộc lộ vào cuối sự kiện khi các phóng viên đặt câu hỏi, trong lúc đó, những tiếng chỉ trích, lăng mạ không ngừng vang lên dưới đám đông.

“Im lặng! Giữ trật tự”, Lee hét lên. “Chúng ta đều là người lớn cả rồi".

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm