| Hotline: 0983.970.780

Lợn Thái Hồ- giống lợn bản địa quý hiếm được bảo tồn ra sao?

Thứ Tư 10/03/2021 , 10:22 (GMT+7)

Trung Quốc không chỉ là nơi sở hữu một nửa đàn lợn thế giới, mà còn là quốc gia có những giống lợn bản địa cực quý hiếm: lợn Thái Hồ là một ví dụ.

Dù còn nhiều tranh cãi về nguồn gốc nhưng dựa trên những đặc điểm và tính trạng thì giới khoa học đều cho rằng, giống lợn bản địa Thái Hồ được thuần hóa từ lợn rừng ở một số nơi trên thế giới từ cách nay khoảng 7.000-9.000 năm.

Giống lợn Mi Sơn, một nhánh của giống bản địa Thái Hồ được lai tạo và sinh sản ở Anh trong suốt 30 năm tại trang trại Whauphill. Ảnh: DM

Giống lợn Mi Sơn, một nhánh của giống bản địa Thái Hồ được lai tạo và sinh sản ở Anh trong suốt 30 năm tại trang trại Whauphill. Ảnh: DM

Tại Trung Quốc, hiện việc nghiên cứu thuần hóa lợn Thái Hồ vẫn đang được tiến hành tại nhiều nơi theo phương thức lai ghép với các giống lợn bản địa khác, nhằm để có những đặc điểm mong muốn như tăng thể trạng và tỷ lệ mỡ cũng như kích thích tính háu ăn tốt và chống chịu điều kiện tự nhiên.

Một đặc điểm khác biệt của giống lợn Thái Hồ là rất chậm lớn, với trọng lượng cơ thể trung bình lúc 6 tháng tuổi chỉ là 48 kg. Trong khi đó, tỷ lệ trứng rụng trung bình và đậu thai ở con nái trưởng thành là 22 con và các lứa đẻ ở lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba là khoảng 12, 14 và 16 con.

Ngược dòng lịch sử một chút, ngay từ những những năm 1800, giới khoa học phương Tây đã rất quan tâm đến giống lợn Thái Hồ bản địa của Trung Quốc, bằng cách nhập khẩu giống này vào châu Âu để lai tạo và cải tiến. Bằng chứng di truyền và lịch sử cho thấy, ít nhất đã có ba dòng giống lợn chủ lực của Trung Quốc đã được du nhập vào châu Âu trong thời gian này, thông qua các cảng Quảng Châu và Ma Cao.

Sau đó, mối quan tâm đến các giống lợn bản địa của Trung Quốc đã tăng trở lại vào những năm 1970 và 1980, trong đó nổi bật nhất là việc nhập khẩu các giống lợn có khả năng sinh sản cao như Thái Hồ và Mi Sơn vào Mỹ và châu Âu.

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, hiện có khoảng 48 giống lợn bản địa ở Trung Quốc, được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Trong đó lợn Thái Hồ luôn được quan tâm nhiều nhất bởi khả năng sinh sản cao, và nuôi con tốt, rất hiền lành và có nhiều vú.

Lợn Thái Hồ được cho là có nguồn gốc từ thung lũng cùng tên (TaiHu), nằm giáp ranh với vùng chăn nuôi lợn lớn của các tỉnh Chiết Giang và Giang Tô, hay còn được gọi là hạ lưu sông Trường Giang.

Lợn Thái Hồ sở hữu chiếc đầu to, trán rộng với da dày và nhiều nếp nhăn gấp lại với nhau. Chúng cũng nổi trội với cặp tai to như cánh quạt cụp rủ xuống mắt và vành miệng lớn. Lợn Thái Hồ thường có tới tám hoặc chín cặp núm vú.

Thống kê sơ bộ hiện ở tỉnh Giang Tô đang có khoảng 300.000 con lợn nái Thái Hồ, chiếm 20% tổng đàn nái của địa phương. Hiện phân khúc chăn nuôi giống lợn đặc sản này cũng đang mở rộng ở Trung Quốc, nơi có xu hướng ưa chuộng nhiều lợn bản địa hơn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Tại Thượng Hải, thị phần của các loại thịt lợn bản địa truyền thống đã tăng từ 24% lên 60% trong giai đoạn 1993-1998, trong khi giá các dòng thịt lợn khác vẫn tăng.

Lợn Thái Hồ nổi tiếng về khả năng sinh sản cao và nó là một trong những giống lợn sinh sản nhiều nhất trên thế giới. Ảnh: Raddit

Lợn Thái Hồ nổi tiếng về khả năng sinh sản cao và nó là một trong những giống lợn sinh sản nhiều nhất trên thế giới. Ảnh: Raddit

Sau nhiều năm Trung Quốc đặt chiến lược không coi trọng hợp tác nghiên cứu phát triển với các đối tác phương Tây, đã dẫn đến việc giảm quy mô đàn của một số giống lợn bản địa. Hiện nay nhận thức được điều này, chính phủ đã kêu gọi phong trào nỗ lực bảo tồn nhiều giống lợn bản địa quý hiếm, vốn vẫn được rất nhiều người tiêu dùng trong nước ưa chuộng.

Chế độ ăn của họ chủ yếu bao gồm lúa mạch và cám gạo, củ cải, bí ngô và rong biển nên chất lượng thịt ngon và ngọt, được coi là đặc sản.

Do các loại thức ăn này chứa nhiều phốt pho và ít canxi nên hạn chế sự phát triển của bộ xương, mặc dù lại rất tốt cho sự phát triển của hệ sinh dục. Thịt lợn Thái Hồ luôn ở mức giá cao ngất, chuyên phục vụ những thành phần có mức sống cao, giới nhà giàu, dẫn đến cung luôn không đủ cầu. Tuy nhiên trong điều kiện thức ăn tốt, mức tăng trung bình hàng ngày của lợn Thái Hồ có thể đạt trọng lượng từ 400g đến 500g.

Về công tác bảo tồn và phát triển giống lợn Thái Hồ, hiện cứ mỗi hai năm một lần ngành chăn nuôi lợn ba địa phương gồm Giang Tô, Chiết Giang và thành phố Thượng Hải vẫn tổ chức các cuộc thi, bình chọn các tổ chức, cá nhân sản xuất xuất sắc.

(AGTR, The Pig Site)

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm