| Hotline: 0983.970.780

Lũ nhỏ vụ thu đông, người dân nói gì?

Thứ Sáu 26/10/2012 , 10:09 (GMT+7)

Mùa nước nổi năm nay tương đối nhỏ, nhờ có hệ thống đê bao chống lũ vững chắc nên bà con không phải lo gặt chạy lũ.

Mùa nước nổi năm nay tương đối nhỏ, nhờ có hệ thống đê bao chống lũ vững chắc nên bà con không phải lo gặt chạy lũ.

Nông dân Trần Văn Hay ở phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ cho biết: “Vụ lúa TĐ năm nay làm rất khỏe, lũ nhỏ nước không vào đồng, không cực như mấy năm trước, lúa bán có giá nên nông dân ai cũng mừng. Tôi có 5 công ruộng, thu hoạch năng suất đạt 35 giạ/công. Nếu bán ngay lúc này cầm chắc lãi gần 7 triệu. Nhưng tôi chưa vội bán, giữ lại chờ thêm thời gian nữa rồi mới tính khui bồ”. 

Ông Danh Vương, ấp Bưng Chóp A, xã An Hiệp, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) cho biết: Đất ở đây tuy nhiễm mặn, nhưng nhờ hệ thống thủy lợi hiện nay, lại có được giống lúa thích hợp, nên người dân vẫn làm được 3 vụ và gần như mỗi vụ năng suất cũng tương đương nhau. Với vụ HT năng suất ruộng có thể đạt 7,5 tấn/ha, vụ TĐ khoảng 8 tấn/ha; còn vụ ĐX cũng trên 8 tấn.

Nếu tính bình quân mỗi vụ 1 công, nhà ông thu lợi được 1,5 triệu đồng thì với gần 13 ha ruộng, 3 vụ/năm, con số thu nhập hàng năm của một nông dân như ông, thật khá “ấn tượng”! Hai năm trở lại đây, nhờ làm lúa 3 vụ, lại có diện tích lớn, nên gia đình ông có thu nhập cao, mua sắm được trang thiết bị như máy GĐLH để giải quyết thu hoạch cho ruộng của gia đình và các hộ dân quanh vùng có diện tích lớn cần máy GĐLH.


Nông dân thu hoạch lúa TĐ bằng máy GĐLH Tư Sang

Anh Nguyễn Thành Lâm, chủ máy GĐLH ở xã Hậu Thành, huyện Cái Bè (Tiền Giang), cho biết: "Từ khi ngành nông nghiệp phát động các tỉnh ĐBSCL tăng diện tích làm lúa TĐ và được nhà nước đầu tư hệ thống đê bao an toàn. Mấy năm nay tôi đầu tư 5 máy GĐLH của cơ sở Tư Sang (Tiền Giang) SX.

Do bà con tăng vụ đến mùa nhờ cắt không xuể nên đầu tư máy cắt số lượng nhiều không phải chôn vốn lâu, mà chỉ cần chạy cắt dịch vụ trong vòng một năm (3 vụ lúa) đã thu hồi vốn mua máy rồi, còn những năm sau có dư bỏ túi".

Một tín hiệu vui khác từ các trà lúa TĐ đã thu hoạch là chi phí SX không có sự gia tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Trong đó giá thu hoạch bằng máy vẫn ổn định ở mức từ 2,4 - 2,5 triệu đ/ha. Tuy giá phân bón, thuốc BVTV có tăng lên, nhưng nhờ nông dân tích cực áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, nên đã giảm đáng kể lượng phân thuốc sử dụng trên đồng ruộng. Đặc biệt là những đối tượng dịch hại nguy hiểm như rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã được kiểm soát rất tốt suốt cả vụ.

Ông Đoàn Ngọc Phả, PGĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Trước đây mỗi năm nông dân chỉ làm được 2 vụ lúa, do bị ảnh hưởng mùa nước lũ. Từ khi tỉnh đầu tư được hệ thống đê bao khép kín, diện tích lúa TĐ đã tăng lên rất nhanh. Đây là nguồn cung cấp lúa giống quan trọng cho vụ ĐX và lúa hàng hóa phục vụ xuất khẩu những tháng cuối năm. Vụ TĐ được đánh giá có nhiều thuận lợi hơn hẳn so với vụ HT. Ngành nông nghiệp đang khuyến khích nông dân chuyển dần diện tích lúa HT sang TĐ.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nông dân Cao Phong chuyển đổi hàng ngàn bể phun thuốc vuông sang tròn

Hầu hết bể phun thuốc hình vuông sau một thời gian sử dụng đều bị nứt nhưng bể hình tròn thì không. Sáng kiến của ông Cường đã được hàng ngàn nhà vườn áp dụng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.