| Hotline: 0983.970.780

Lúa đông xuân sớm tiêu thụ tốt

Thứ Ba 04/02/2020 , 08:12 (GMT+7)

Sau Tết Nguyên đán, nông dân các huyện ngoại thành TP Cần Thơ bắt đầu ra đồng gặt lúa đông xuân 2019-2020.

Lúa ĐX sớm ở Cần Thơ sắp vào mùa thu hoạch.

Sở NN-PTNT Cần Thơ cho biết đã có gần 300 ha lúa thu hoạch, năng suất bình quân đạt mức khá 65 tạ/ha. Vụ ĐX 2019-2020, TP Cần Thơ sản xuất hơn 79.200 ha lúa, giảm hơn 2.000 so với vụ ĐX năm trước. Hiện nay, lúa đang làm đòng trổ đến chắc xanh, trong đó trổ đều hơn 27.000 ha, giai đoạn chắc xanh hơn 41.000 ha, lúa đang chín trên 7.800 ha.

Ông Nguyễn Văn Bảy, nông dân ở xã Trường Thành, huyện Thới Lai, nói: Hiện nay, lúa trên đồng đang gặp thời tiết bất lợi, ban ngày nắng nóng, chiều tối lạnh, sương mù xuất hiện nên dễ xuất hiện bệnh đạo ôn, cháy bìa lá lúa, rầy nâu phá hại. Tôi và nhiều nông dân thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện và xử lý khi có bệnh hại.

Theo nhiều nông dân, hiện nay lúa ĐX thu hoạch sớm được tiêu thụ khá tốt, dù giá lúa chưa cao. Thương lái mua lúa tươi tại ruộng: lúa IR50404 giá 4.600- 4.800 đ/kg, giống OM các loại giá 4.500-4.700 đ/kg, Jasmine 85 giá 4.800-5.000 đ/kg và Đài thơm 8 giá 4.700-4.800 đ/kg.

Trước tình hình dịch hại lúa trên đồng, Chi cục Trồng trọt và BVTV Cần Thơ cho biết, hiện thời lúa nhiễm dịch hại gần 4.500 ha, tăng hơn 1.150 ha so với tuần trước Tết Nguyên đán. Trong đó, rầy nâu gây hại hơn 4.100 ha (lúa nhiễm nhẹ 3.150 ha, nhiễm trung bình hơn 850 ha, nhiễm nặng 120 ha), tăng 1.870 ha so với tuần trước Tết Nguyên đán.

Mật số rầy nâu ngoài đồng phổ biến 750-2.500 con/m2, cục bộ mật số cao 10.000 con/m2 ở xã Trung Thạnh, Thạnh Phú (huyện Cờ Đỏ). Giai đoạn rầy ấu trùng tuổi 2-4 và thành trùng, gây hại chủ yếu trên trà lúa đòng đến trổ tại các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Thốt Nốt.

Bên cạnh đó, còn có dịch chuột gây hại 64 ha lúa, tỷ lệ gây hại 5-10%, nấm bệnh đạo ôn gây hại diện tích 59 ha, với tỷ lệ bệnh gây hại phổ biến 5-10%, cao 20% phân bố tại các quận Thốt Nốt và huyện Phong Điền.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm