| Hotline: 0983.970.780

Lúa lai F1 “Bắc tiến”!

Thứ Hai 24/06/2013 , 10:13 (GMT+7)

SX nông nghiệp ở xã Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) có lẽ sẽ chẳng có gì thay đổi nếu như lợi thế trời cho về điều kiện tự nhiên ở đây để SX hạt giống lúa lai không được “khai quật”.

Vụ xuân 2013, lần đầu tiên Cty CP Đại Thành (Bắc Ninh) đã mạnh dạn SX và thắng lợi lớn đối với hạt giống lúa lai F1 ba dòng GS9 tại huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang).

Diện tích F1 đảo chiều ra Bắc

SX nông nghiệp ở xã Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) có lẽ sẽ chẳng có gì thay đổi nếu như lợi thế trời cho về điều kiện tự nhiên ở đây để SX hạt giống lúa lai không được “khai quật”.

Vốn hay đây đó tham quan các mô hình nông nghiệp mới lạ, có lần tình cờ sang huyện Phú Bình (Thái Nguyên) thấy người dân ở đây SX lúa lai, với ý tưởng: “Biết đâu Phúc Sơn cũng có thể SX được lúa lai?”, ông Dương Văn Liên, Phó Chủ nhiệm HTX Tân Tiến (xã Phúc Sơn) đã lân la “bắt mối” được với một số Cty SX giống lúa và các cán bộ của Viện Nghiên cứu lúa (Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội).

Điều bất ngờ là sau khi khảo sát nghiên cứu kỹ, các cán bộ của Viện Nghiên cứu lúa đã phát hiện điều kiện thổ nhưỡng, trình độ SX lúa của người dân, đặc biệt khí hậu ở đây quả là trời phú cho việc SX giống lúa lai.

Từ vụ mùa năm 2011, Cty CP Nông nghiệp kỹ thuật cao (NNKTC) Hải Phòng là một trong những đơn vị đầu tiên đặt chân tới vùng đất xã Phúc Sơn để SX giống lúa lai. Để có bước đi thận trọng, ban đầu, Cty chỉ SX giống F1 vào vụ mùa, với các giống lúa lai hai dòng như VL20, VL24, VL50...

Kết quả đáng mừng, cả hai vụ mùa 2011 và 2012, các diện tích lúa lai F1 đều kết quả mĩ mãn, năng suất từ 2 – 3 tấn/ha. Với những thành công bước đầu, vụ mùa 2012, Cty đã tiếp tục đưa vào SX giống lúa lai 3 dòng HYT100 với diện tích trên 30 ha và cũng gặt hái thành công.

Bà Phạm Thị Cằng – GĐ Cty CP NNKTC Hải Phòng, người có thâm niên gắn bó với SX lúa lai F1 đánh giá: "Với sự bất lợi về thời tiết như mùa đông kéo dài thất thường (đặc biệt nhiều năm đến sớm, kết thúc muộn); tần số bão trong năm rất dày..., việc SX hạt lai F1 ở phía Bắc bị đánh giá nhiều rủi ro. Vì vậy, chủ trương của nước ta trong SX hạt lai F1 trước đây là “Nam sản, Bắc tiêu” (các tỉnh phía Nam SX, các tỉnh phía Bắc tiêu thụ).

Tuy nhiên, với một số sự cố rủi ro các năm gần đây về SX hạt lai F1 tại phía Nam (tiêu biểu như sự cố năm 2010 tại Quảng Nam, Đăk Lăk), đã cho thấy cùng với việc biến đổi khí hậu, thời tiết thất thường, ngay cả SX hạt lai F1 tại các tỉnh được cho là an toàn nhất như vùng Nam Trung bộ hay Tây Nguyên cũng có thể xảy ra rủi ro. Hơn thế nữa, khoảng cách địa lí, chi phí vận chuyển khiến việc SX hạt lai F1 ở phía Nam gặp nhiều bất lợi...".

Trong bối cảnh đó, việc thành công trong SX hạt lai F1 tại các tỉnh phía Bắc trong những năm gần đây đang ngày càng chứng minh rõ, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở nhiều địa phương, đặc biệt trình độ nông dân ở phía Bắc hoàn toàn có thể SX tốt hạt lai F1 để phục vụ cho nhu cầu tại chỗ.

Bằng chứng là hiện nay, đã có khá nhiều đơn vị ở phía Bắc SX thành công hạt lai F1, với tổng diện tích ước đạt khoảng 1.000 ha/năm như: Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Lào Cai, Cty TNHH Cường Tân (Nam Định), Cty CP NNKTC Hải Phòng, Cty CP Giống cây trồng TƯ... Diện tích SX hạt lai F1 từ chỗ phần lớn tập trung ở phía Nam đang dần đảo chiều ưu thế về diện tích ra phía Bắc. Cùng với SX lúa lai ở phía Bắc từ chỗ chủ yếu tập trung vào vụ mùa, nay đã được mở rộng thành công sang cả vụ xuân ở nhiều địa phương.

Về triển vọng SX hạt lai F1 ở các tỉnh phía Bắc, bà Phạm Thị Cằng cho rằng, nếu chịu khó khảo sát nghiên cứu kỹ, tiểu vùng khí hậu tại nhiều địa phương ở phía Bắc hoàn toàn có thể thích hợp để SX hạt lai F1 với rủi ro rất thấp đối với cả vụ xuân lẫn vụ mùa. 

Đơn cử như tại khu vực xã Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang), đây vốn là vùng đất trời phú, địa hình thung lũng, bốn bề núi cao, ít gió, cách ly cực tốt. Điều tra diễn biến thời tiết ở đây cho thấy ít nhất hơn 10 năm trở lại đây, vùng này khí hậu ổn định, chưa có bất kỳ sự cố bất thường nào về bão, lượng mưa, nhiệt độ...

Trình độ thâm canh của nông dân phía Bắc nói chung cũng như ở xã Phúc Sơn rất tốt, là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc SX hạt lai F1 đòi hỏi kỹ thuật nghiêm ngặt. Bằng chứng từ vụ mùa 2011 đến nay, việc SX hạt lai F1 tại Phúc Sơn liên tiếp thắng lợi. Không những thế, trong vụ xuân 2013 vừa qua, Cty CP Đại Thành đã lần đầu tiên mạnh dạn đưa vào SX giống lúa lai F1 ba dòng mới GS9, kết quả đã cho năng suất trung bình hơn 2,8 tấn/ha.

Hình thành một nghề cho nông dân

Từ chỗ mày mò ban đầu, đến nay, với sự giúp sức tập huấn bài bản của Cty CP Đại Thành, nông dân xã Phúc Sơn đã nhanh chóng nắm được kỹ thuật SX hạt lai F1 hết sức cặn kẽ. Quan trọng nhất, SX hạt lai F1 đang trở thành một nghề đem lại thu nhập cao cho nông dân ở đây.

Bà Vũ Thị Được (thôn 8, xã Phúc Sơn) cho biết, sau khi được tập huấn kỹ về kỹ thuật, có cán bộ của Cty CP Đại Thành trực tiếp “cầm tay chỉ việc”, nông dân đã thuần thục về kỹ thuật SX lúa lai F1. Vụ xuân 2013, gia đình bà Được nhận hợp đồng SX giống lúa lai GS9 với diện tích 3 sào cho Cty CP Đại Thành. Thu hoạch, năng suất hạt lai F1 (quy khô) đạt khoảng 120kg/sào.

Bên cạnh việc hình thành một nghề chuyên nghiệp cho nông dân, SX lúa lai cũng đang tạo điều kiện cho xã Phúc Sơn (Tân Yên, Bắc Giang) hình thành được cánh đồng mẫu lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc canh tác.

Bên cạnh đó, gia đình thu thêm được khoảng hơn 50kg thóc/sào của lúa bố. Với giá hạt lai F1 mà Cty CP Đại Thành mua cho nông dân 25 nghìn đồng/kg, cộng với bán thóc thịt giá 6,2 nghìn đồng/kg (giống do Cty cung cấp), trừ chi phí phân bón, cày, cấy..., ước thực lãi đạt khoảng 2,5 triệu đồng/sào – cao gấp 3 lần so với cấy lúa thịt bình thường như trước. Bảo hành cho nông dân, Cty CP Đại Thành cam kết nếu năng suất hạt lai F1 đạt từ 60-70kg/sào, sẽ bồi thường cho dân tương đương 2 tạ thóc thịt/sào.

Đối với các hộ gia đình không có nhu cầu làm ruộng, HTX Tân Tiến (xã Phúc Sơn) đã đứng ra nhận thầu để SX giống lúa cho Cty CP Đại Thành, với mức nhận thầu tương đương 1 tạ thóc thịt (quy khô)/vụ. Ông Dương Văn Liên – Phó Chủ nhiệm HTX Tân Tiến cho biết, vụ xuân 2013, đã có 28 hộ dân trong HTX nhận hợp đồng SX hạt lai F1 cho Cty CP Đại Thành với tổng diện tích hơn 10 ha. Trong đó, riêng HTX Tân Tiến nhận thầu của các gia đình không có nhu cầu làm ruộng hơn 3 ha để SX giống lúa lai cho Cty CP Đại Thành.

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm