| Hotline: 0983.970.780

Luân canh 4 vụ

Thứ Tư 11/01/2012 , 10:23 (GMT+7)

Dự án được triển khai tại xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc (Hải Dương) trong năm 2011 với công thức luân canh: Lúa xuân + rau vụ hè + cải bắp sớm + vụ rau muộn...

* Thu 450-470 triệu đồng/ha/năm.

Chăm sóc bắp cải vụ sớm
Vừa qua Sở NN-PTNT Hải Dương phối hợp với Viện Cây lương thực và cây thực phẩm tổ chức hội nghị đầu bờ nghiệm thu kết quả bước đầu của Dự án khuyến nông “Chuyển đổi cơ cấu, tăng vụ và luân canh cây trồng”.

Đây là mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng 4 vụ do Viện CLT-CTP đề xuất và tư vấn, khuyến nông tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật, theo dõi tiến độ. Dự án được triển khai tại xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc (Hải Dương) trong năm 2011 với công thức luân canh: Lúa xuân (từ tháng 2 đến tháng 5 với các giống BT7 và P6) + rau vụ hè (dưa hấu, dưa lê siêu ngọt từ tháng 6 đến tháng 8) + cải bắp sớm (từ tháng 9 đến tháng 10) + vụ rau muộn (súp lơ, su hào từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau).

Kết quả các mô hình cho thấy, nhờ bố trí cơ cấu cây trồng có đặc điểm sinh lý, sinh thái phù hợp với từng khung thời vụ cụ thể, được tập huấn và hướng dẫn qui trình kỹ thuật gieo trồng đến từng hộ gia đình tham gia dự án cộng với việc đầu tư đầy đủ phân bón, thuốc BVTV theo yêu cầu nên nhìn chung tất các loại cây trồng đều được chăm sóc tốt, cây sinh trưởng khỏe, phát triển nhanh, ít bị sâu bệnh hại, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao.

Theo đánh giá bước đầu của Ban quản lý dự án, tổng thu nhập ước tính đạt từ 450 đến 470 triệu đồng/ha/năm, trong đó mức lãi ròng khoảng từ 120 đến 150 triệu đồng, cao hơn công thức đối chứng (lúa xuân + lúa mùa + cải bắp chính vụ) từ 140 đến 150%. Hầu hết các tham luận và nông dân tham gia hội thảo đều đánh giá cao hiệu quả của mô hình và đề nghị nhân ra diện rộng.

 Ông Nguyễn Quang Đồng, PGĐ Sở NN-PTNT Hải Dương cho rằng: Đây là mô hình tốt nhằm tìm ra công thức luân canh, xen canh và cơ cấu cây trồng thích hợp để đạt được hiệu quả cao nhất trên mỗi đơn vị diện tích canh tác theo mục tiêu của Bộ NN-PTNT đề ra. Đây là cơ sở khoa học để nhân rộng mô hình trong những năm tới. Tuy nhiên, địa phương cần căn cứ đặc điểm đất đai, khí hậu thời tiết và tập quán canh tác để bố trí cơ cấu giống cây trồng cho phù hợp khi nhân rộng mô hình, đồng thời vừa làm vừa rút kinh nghiệm nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Xem thêm
Bảo toàn đàn vật nuôi giữa nắng nóng kỷ lục

BÌNH ĐỊNH Đang trong giai đoạn nắng nóng cao độ kỷ lục, người chăn nuôi tại Bình Định áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo toàn sức khỏe đàn vật nuôi.

Chó, mèo thả rông lông nhông khắp phố

BÌNH DƯƠNG Có rất nhiều người tại Bình Dương bị chó thả rông cắn phải đi tiêm phòng dại khiến người dân rất bức xúc vì nạn chó lông nhông khắp phố.

Lấy doanh nghiệp là đầu tàu để phát triển bền vững ngành mía đường

Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong bối cảnh cây mía đang dần mất vị thế.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.