| Hotline: 0983.970.780

Lực lượng kiểm ngư khó trăm bề

Thứ Năm 04/11/2021 , 16:10 (GMT+7)

Theo ông Nguyễn Phú Quốc - Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, quy định pháp luật để thành lập cơ quan kiểm ngư ở địa phương chưa cụ thể khiến các tỉnh khó thành lập.

3 tháng nhận 3 lá đơn xin nghỉ việc

Sáng 4/11, Tổng cục Thủy sản tổ chức hội thảo đánh giá kết quả, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm ngư, chống khai thác IUU.

Ông Nguyễn Phú Quốc - Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản) nhấn mạnh: “Lực lượng kiểm ngư đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thực thi pháp luật về thủy sản, đặc biệt là ngăn chặn các hành vi vi phạm đánh bắt bất hợp pháp”.

Hội thảo Đánh giá kết quả, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm ngư, chống khai thác IUU được Tổng cục Thủy sản tổ chức ngày 4/11/2021. Ảnh: Minh Phúc.

Hội thảo Đánh giá kết quả, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm ngư, chống khai thác IUU được Tổng cục Thủy sản tổ chức ngày 4/11/2021. Ảnh: Minh Phúc.

Tại 2 vùng biển Vịnh Bắc bộ và Tây Nam bộ đã có sự hiện diện của lực lượng kiểm ngư, qua đó đóng góp đáng kể trong công tác thực thi pháp luật về thủy sản. Về công tác tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, đến thời điểm hiện nay, lực lượng kiểm ngư đã phát hiện, tuyên truyền, nhắc nhở gần 10.000 trường hợp vi phạm pháp luật thuỷ sản ở các tỉnh.

Cục Kiểm ngư đã thực hiện ký kết thoả thuận và Quy chế đường dây nóng với Trung Quốc, Philippines, Brunei; đang tiến hành đàm phán ký kết thoả thuận, quy chế đường dây nóng với Thái Lan, Indonessia, Campuchia. Tổ chức tiếp nhận 4 tàu do Chính phủ Nhật Bản tài trợ (năm 2015 và 2017) và Cơ sở huấn luyện Kiểm ngư tại Phú Quốc (Kiên Giang) do Đại sứ quán Mỹ tài trợ.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Phú Quốc cho biết, hiện nay chưa có sự thống nhất, chỉ đạo điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm ngư từ Trung ương đến địa phương. Quy định của pháp luật để thành lập cơ quan kiểm ngư ở địa phương chưa cụ thể, dẫn đến khó tổ chức thành lập cơ quan kiểm ngư địa phương.

Thậm chí, một số ngư trường trọng điểm chưa có sự hiện diện của lực lượng kiểm ngư để tuần tra, kiểm tra, kiểm soát thực thi pháp luật về thủy sản.

Ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư chủ trì hội thảo. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư chủ trì hội thảo. Ảnh: Minh Phúc.

“Ở địa phương, nhiều tàu kiểm ngư được đóng cách đây 20 năm, rất cũ, nguồn lực để triển khai công tác tuần tra, xử lý vi phạm mỗi năm chỉ được một vài tỷ đồng”, ông Quốc chia sẻ.

Về chính sách cho lực lượng kiểm ngư cũng còn nhiều bất cập. “Vừa rồi Nghị định 26 không đưa chế độ chính sách cho lực lượng kiểm ngư vào. Do đó, vấn đề tuyển dụng công chức vào lực lượng kiểm ngư rất khó. Ngay cả ở Chi cục Kiểm ngư vùng 1, tôi về nhận nhiệm vụ ở đó 3 tháng đã có 3 đơn xin nghỉ việc”, theo lời ông Nguyễn Phú Quốc.

Có chức danh nhưng không có chế độ

Ông Đỗ Đình Minh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Ninh, chia sẻ: Hiện nay công tác kiểm ngư được UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho ba lực lượng gồm: công an, bộ đội biên phòng và chi cục Thủy sản.

Mặc dù lực lượng kiểm ngư của tỉnh có chức danh, có biển hiệu, có phù hiệu nhưng không có chế độ gì cả. Bên cạnh đó, chế độ bồi dưỡng đi biển cho kiểm ngư theo Quyết định 149 (ban hành năm 2008) chỉ 110.000 đồng/ngày là quá thấp.

“Đề nghị Tổng cục Thủy sản tham mưu cho Bộ NN-PTNT đề nghị Chính phủ sửa đổi ngay Quyết định 149”, ông Minh nhấn mạnh.

Cũng theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Ninh, cơ chế hoạt động của lực lượng kiểm ngư vẫn theo mô hình của ngành Thanh tra, “bắt được ban đêm nhưng xử phạt vi phạm ban ngày. Trong khi đó, các hành vi vi phạm tinh vi hoặc phạm tội thường diễn ra vào ban đêm. Đây là việc cực kỳ bất cập, cần sớm được điều chỉnh”.

Lực lượng kiểm ngư hiện gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Minh Phúc.

Lực lượng kiểm ngư hiện gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Minh Phúc.

Bên cạnh đó, Nghị định 26 đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, chế độ chính sách, thẩm quyền của lực lượng kiểm ngư. Tuy nhiên, sau đó Nghị định 12 được ban hành đã tạm dừng một số điều của Nghị định 26, trong đó có chế độ chính sách cho lực lượng kiểm ngư.

“Nhiều khi chúng ta cứ động viên anh em lực lượng kiểm ngư làm tốt đi, cố gắng để gỡ “thẻ vàng” đi, nhưng chế độ thì không có, thẩm quyền không có, khung pháp lý cũng chưa đầy đủ, thì không thể làm được”, ông Minh chia sẻ.

 Đồng quan điểm trên, ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận cho biết: Ngày 26/4/2021, UBND tỉnh Bình Thuận đã có quyết định thành lập lực lượng kiểm ngư của tỉnh, trực thuộc Chi cục Thủy sản.

Ngoài lực lượng kiểm ngư của tỉnh, Bình Định còn có 4 trạm kiểm ngư tại các địa phương, có con dấu riêng. Tuy nhiên, ông Huỳnh Quang Huy cho biết: “Dù đã có quyết định thành lập nhưng lực lượng kiểm ngư chưa thể chuyển ngạch để có thể xử phạt theo Nghị định 42 được. Bởi, theo quy định hiện hành, kiểm ngư viên được xử phạt đến 5 triệu đồng, còn các trạm kiểm ngư của địa phương thì chưa có quy định mức phạt, đây là vướng mắc lớn của chúng tôi”.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận chia sẻ, mỗi năm tỉnh cấp kinh phí hoạt động kiểm ngư 5 tỷ đồng, trong khi tổng nhu cầu thực tế khoảng 12 tỷ đồng. Với 5 tỷ đó, chúng tôi chi tiêu chắt bóp cho các hoạt động nghiệp vụ. Nếu chi hết, không còn tiền đổ xăng dầu, chi chế độ đi biển và các hoạt động khác thì tạm dừng hết. Nếu không có hỗ trợ phù hợp thì anh em rất khó.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.