| Hotline: 0983.970.780

Thiếu đồng bộ trong việc xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực thủy sản

Thứ Tư 06/10/2021 , 13:51 (GMT+7)

Việc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác thủy sản chưa được thực hiện một cách đồng bộ, đầy đủ và nghiêm túc theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Việc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác thủy sản chưa được thực hiện một cách đồng bộ.

Việc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác thủy sản chưa được thực hiện một cách đồng bộ.

Kể từ khi bị Ủy ban Châu Âu (EC) cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản xuất khẩu sang thị trường này vì những nỗ lực chưa đủ đáp ứng quy định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Việt Nam luôn xác định cần phải ngăn chặn, chấm dứt càng sớm càng tốt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài.

Theo ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, việc thực thi những giải pháp chống khai thác IUU được xem là nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện thường xuyên của tỉnh.

“Chúng tôi đã tuyên truyền, tập huấn, tổ chức các hội thảo để giúp bà con ngư dân hiểu xuyên suốt tất cả cả nội dung liên quan đến chống khai thác IUU, trong đó có ghi nhật kí khai thác. Đến nay, tất cả tàu ở Bình Định đều đáp ứng đủ điều kiện về việc ghi nhật kí khai thác”, ông Trần Văn Phúc chia sẻ.

Bên cạnh đó, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định cũng cho biết tỉnh này đã thành lập Tổ kiểm tra gồm lực lượng Chi cục Thủy sản và Ban quản lý các cảng cá để kiểm tra tất cả các tàu khi vào bờ phải nộp lại nhật kí. Nếu không thực hiện việc ghi chép nhật kí khai thác, chủ tàu sẽ bị xử lý nghiêm.

Ngoài ra, việc bố trí giám sát sản lượng thủy sản khai thác tại các cảng cá đều được thực hiện chặt chẽ. Bình Định đã trang bị cho Ban quản lý cảng cá hệ thống giám sát hành trình để lắp đặt cho tất các các tàu cá đánh bắt xa bờ.

“Tỉnh Bình Định cũng đang thử nghiệm việc ghi chép nhật kí khai thác điện tử, bước đầu đã đạt kết quả tốt. Thời gian tới tỉnh đề nghị Tổng cục Thủy sản hỗ trợ để nhân rộng mô hình này, qua đó xác định nguồn gốc thủy sản khai thác một cách chính xác hơn”, ông Trần Văn Phúc đưa ra ý kiến.

Theo ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT), thời gian qua, việc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác thủy sản chưa được thực hiện một cách đồng bộ, đầy đủ và nghiêm túc theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Nghị định đã nêu rõ tất cả hành vi vi phạm, đặc biệt là hành vi khai thác IUU, sẽ bị xử lý theo mức phạt cao, đối với cá nhân lên đến 1 tỷ đồng và 2 tỷ đồng đối với tổ chức.

“Thực tế, vừa qua số lượng trường hợp ngư dân vi phạm nhiều nhưng việc xử phạt mới chỉ thực hiện được khoảng 5 - 10% số trường hợp đó. Lí do đầu tiên đến từ việc lực lượng thực thi xử phạt vi phạm hành chính còn quá mỏng và không đồng bộ; lực lượng kiểm ngư còn ít và chưa thể dàn trải đồng đều; việc đầu tư tàu tuần tra còn hạn chế, các tàu kiểm tra thậm chí còn nhỏ hơn, yếu hơn, chậm hơn tàu cá vi phạm”, ông Nguyễn Văn Trung cho biết.

Lí do thứ hai, theo đại diện Tổng cục Thủy sản, là việc không đồng bộ trong việc xử lý vi phạm. Theo ông Trung, hiện đang xuất hiện tình trạng cùng một hành vi vi phạm nhưng có thể ở tỉnh này người vi phạm bị phạt 1 tỷ đồng nhưng ở tỉnh khác chỉ bị nhắc nhở; có tỉnh phạt nhiều có tỉnh phạt ít.

Sau 2 năm thực hiện Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) và lực lượng kiểm ngư Vùng thuộc Cục Kiểm ngư đã phát hiện và xử lý 627 trường hợp vi phạm hành chính với số tiền phạt hơn 2 tỷ đồng.

Bộ Quốc phòng đã phát hiện và xử lý 2.198 trường hợp vi phạm với số tiền phạt hơn 54 tỷ đồng, bàn giao 15 tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài cho UBND các tỉnh xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất