| Hotline: 0983.970.780

Trên đường nhung lụa

Mặc cả II

Thứ Năm 10/04/2014 , 09:34 (GMT+7)

Trong lúc viên trung tá trợ lý của Giám đốc Công an tỉnh đang mặc cả ở nhà Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trần Xuân Phong, thì ở Nhà nghỉ Tuyết Hoa cách TP.Tây Xương hơn 10 cây số, có hai người đang đắm đuối bên nhau. Một người là Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Tây Xương Nguyễn Doãn Đào còn người kia là Thúy.

Từ ngày được ông bạn thân là lãnh đạo cơ quan tổ chức cho hưởng sái, Đào như mê cuồng trước tấm thân vừa ngà ngọc vừa bốc lửa và nghệ thuật chiều đàn ông bậc thày của người đàn bà tuổi bốn mươi này. Một tuần không được ôm cô một lần, ông thấy cuộc đời chẳng còn gì đáng gọi là có ý nghĩa nữa.

Buổi chiều đang dự cuộc họp, nhận được tin nhắn của cô, cứ dăm mười phút ông lại liếc đồng hồ một lần. Tan cuộc họp, ông chỉ kịp xua tay bảo lái xe cứ về, nhắn vội cái tin cho vợ là hôm nay phải họp thông luôn buổi tối, rồi vẫy taxi đi luôn.

Bữa cơm ở chỗ hẹn, cả hai đều ăn vội ăn vàng. Một người muốn ăn cho nhanh để được thỏa cơn khát tình. Người kia muốn cho nhanh để thỏa cơn khát tin, những tin tức không thể nói được ở nơi quán xá… Vừa vào đến phòng, Đào khóa trái cửa toan ghì lấy cô, nhưng cô đẩy ra:

- Để em tắm đã.

- Anh tắm với nhá.

- Hứ. Anh ra kia đi.

Nói vậy, nhưng khi ông theo cô vào nhà tắm, thì cô cũng không phản đối. Mươi phút sau, khi cả hai đã thơm nức và sóng xoài bên nhau trên giường, Đào toan hành động ngay thì lại bị chặn lại:

- Anh nói cho em nghe cái đã. Thường vụ có thông qua việc luân chuyển của chồng em không?

Rất lâu sau Đào mới lựa được lời:

- Còn thiếu một thứ, em ạ.

- Thứ gì vậy anh?

- Tiền. Trừ vợ hay con của các vị trong Thường vụ ra, ai cũng phải có thứ đó mới có chức có quyền.

- Phải tiền ư?

- Hồi mới học trung cấp kế toán ra, em phải chạy hết bao nhiêu mới được vào làm ở Sở Kế hoạch - Đầu tư?

- Một trăm triệu anh ạ. Mấy năm sau em mới trả hết nợ.

- Một trăm triệu hồi ấy bằng hai ba trăm triệu bây giờ. Một chân văn thư, lương tháng chỉ vài ba triệu bạc mà còn phải mất chừng ấy, huống chi là chức Phó Chủ tịch của một huyện. Nhất là phó chủ tịch một huyện khá về kinh tế.

- Không có tiền, nhưng chồng em đã có anh với anh Thắng ủng hộ. Anh Thắng bảo em rằng anh với cụ Lê như một. Anh nói gì cụ ấy nghe nấy. Anh đã nói với cụ Lê ủng hộ chồng em chưa?

- Anh với Thắng thì dĩ nhiên là ủng hộ em. Ông Lê tuy là người đứng đầu tỉnh này. Nhưng khi Thường vụ thông qua bằng hình thức bỏ phiếu, thì ông ấy cũng chỉ được một lá phiếu thôi. Trong khi Thường vụ 12 người, chồng em phải được tối thiểu 7 phiếu thì mới có hy vọng đạt được nguyện vọng. Em bảo anh nói gì ông Lê nghe nấy ư? Sự thật nó thế này này. Giả sử chồng em và một người nữa cùng nhằm cái chức ấy, mà hai bên đều chồng số tiền bằng nhau, thì anh nói một tiếng là ông ấy ủng hộ chồng em ngay. Còn không có tiền, hoặc là chồng em đặt kém bên kia một tý thôi, thì anh có là em ruột, thậm chí anh ruột ông ấy, thì anh nói gì ông ấy cũng bỏ ngoài tai.

- Thế tiền, thì phải bao nhiêu hở anh?

- Ông Lê với ông Kha mỗi ông năm trăm triệu. Còn lại mười người, mỗi người phải hai trăm triệu. Bỏ anh với Thắng đi, thì vợ chồng em phải lo tổng cộng hai tỷ sáu. Mà phải có ngay bây giờ để chậm nhất là đến 8 giờ sáng mai, tiền phải nằm ở trong cặp các ông ấy, hoặc là nằm ở tủ của vợ con các ông ấy.

- Trời ơi!

Thúy gần như thét lên. Người cô rúm lại. Hai tay cô bưng chặt lấy tai như nghe thấy một tiếng sét khủng khiếp. Một lúc sau, cô hỏi anh bằng giọng ngập ngừng:

- Anh… hay anh… nói với các ông ấy là cứ ủng hộ nhà em đi. Rồi về huyện làm việc, khi kiếm được, chúng em sẽ biếu các ông ấy sau.

Vừa muốn bật cười lại vừa chua xót trước câu nói của nhân tình. Đào nhè nhẹ lắc đầu:

>>Mặc cả I

>>Đấu trường

>>Luân chuyển II

>>Bánh đúc bày sàng

>>Luân chuyển I

>>Định hướng

>>Gió xoay chiều

>>Trọng án

- Khi ghét ai hay khinh bỉ ai, người đời cứ rủa người đó là “đồ con buôn”. Điều đó thật bất công. Vì ngẫm ra thì con buôn còn nhân nghĩa chán. Con buôn còn cho người mua hàng mua chịu, mua trả chậm, hoặc là lấy hàng chuyến sau mới trả tiền hàng chuyến trước… Chứ trong trong việc này làm gì có chuyện được chức quyền trước rồi mới trả tiền sau.

- Hay là anh cho chúng em vay số tiền ấy. Được không?

- Anh xin thề với em. Nếu có thì anh cho em vay ngay, không chờ em phải hỏi. Nhưng anh không có số tiền như vậy, em yêu ạ.

- Đã là một xương một thịt với nhau, mà lúc có việc anh chả giúp em được gì cả. Thôi em ứ chơi với anh nữa. Từ nay anh gọi, em ứ đi nữa đâu.

- Bình tĩnh nào, em yêu. Anh có cách này, đảm bảo giúp chồng em kiếm được số tiền đó.

- Cách gì? Anh nói đi. Nói đi.

- Đợt luân chuyển này, thằng Long, thư ký riêng của anh Kha, Chủ tịch tỉnh, được về làm phó chủ tich huyện Tây Trực. Chỗ của nó đang trống. Anh Kha nhờ anh tìm người. Năm nay Dương mới bốn mốt, trẻ chán. Đợt này hãy để nó tạm lui. Nhưng anh sẽ thu xếp cho nó thế chỗ thằng Long, chỉ cần mươi ngàn đô biếu anh Kha là ổn. Số đó anh giúp em được. Nhưng với điều kiện em phải gắn bó với anh lâu dài. Làm thư ký riêng cho anh Kha, chỉ vài năm nó kiếm vài ba tỷ là chuyện không phải bàn. Lúc đó sẽ tính tiếp. Em thấy có được không?

Thúy ôm chầm lấy người tình:

- Ôi thế thì tuyệt quá. Cảm ơn anh. Nào… anh…

Nhưng lúc này thì Đào cảm thấy mệt rã rời, không còn chút sức lực nào nữa.

Hôm sau Thường vụ họp tiếp. Chức vụ Phó Chủ tịch huyện Tây Ninh về tay Nguyễn Hải Đăng con ông Nguyễn Hàn. Và nửa tháng sau, chồng Thúy trở thành thư ký riêng của Chủ tịch tỉnh. (Còn nữa)

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Bảy
    Truyện dài kỳ 04/12/2021 - 07:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Sáu
    Truyện dài kỳ 26/11/2021 - 15:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Năm
    Truyện dài kỳ 22/11/2021 - 14:46

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ được độc giả để dành đọc cho nhau nghe sau những buổi lên nương lên rẫy, như một món quà tinh thần thú vị.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Tư
    Truyện dài kỳ 21/11/2021 - 10:12

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Ba
    Truyện dài kỳ 19/11/2021 - 11:04

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’, đã khẳng định tấm lòng của nhà văn – nhà báo với những người nông dân cần cù và thua thiệt.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ hai
    Truyện dài kỳ 17/11/2021 - 20:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • 'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' và tiếng cười nâng đỡ kẻ nhẹ dạ
    Truyện dài kỳ 16/11/2021 - 16:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' được nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu ký hai bút danh Tú Sườn và La Quán Gió, từng khiến bạn đọc hào hứng và say mê.

  • Vỡ lẽ
    Truyện dài kỳ 19/08/2016 - 08:37

    Lên Thủ đô, hôm đầu Hải và Dung tá túc trong một nhà nghỉ. Hôm sau, họ tìm nhà, và thật may mắn, thuê được một căn hộ tập thể trên tầng 10 của một chung cư, với giá rất hợp lý, chỉ 5 triệu đồng một tháng.

  • Sát cánh
    Truyện dài kỳ 18/08/2016 - 08:55

    Vừa gặp nhau trong quán cà phê, Dung gục đầu vào vai Hải, khóc òa lên. Hải ôm lấy người yêu, vuốt ve, an ủi cô: Em đừng buồn. Sóng gió rồi sẽ qua thôi.

  • Chia rẽ
    Truyện dài kỳ 17/08/2016 - 09:57

    Ông Quỳnh gầm lên: "Hải. Thằng Hải đâu. Xuống gặp bố ngay". Nghe tiếng chồng, bà Hoa, vợ ông, hớt hải chạy ra: "Con nó ở trên phòng nó. Để tôi lên tôi gọi nó xuống."

  • Bão táp
    Truyện dài kỳ 16/08/2016 - 09:06

    Cả tỉnh như một chảo nước sôi sùng sục trước cơn “bão” dư luận. Báo chí đã “săn” được đích danh ông Quỳnh để phỏng vấn.

  • Tình yêu
    Truyện dài kỳ 15/08/2016 - 09:18

    18 giờ, Hải và Dung mới rời Thủ đô, dự định 22 giờ sẽ về đến nhà. Nhưng mới đi được chừng hơn 20 km, đến thị trấn Liên Khê thì bất ngờ trời nổi cơn dông, rồi mưa như trút.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm