| Hotline: 0983.970.780

Mặc Covid-19 bủa vây, Nghệ An tự tin thắng lợi vụ Đông 2021

Thứ Ba 10/08/2021 , 11:37 (GMT+7)

Bất kể khó khăn bủa vây, đặc biệt là diễn biến cam go của dịch bệnh Covid-19, ngành nông nghiệp Nghệ An vẫn tự tin tạo ra bước đột phá cho vụ Đông 2021.

Vụ Đông 2021 tại Nghệ An, ngô vẫn là cây trồng chủ lực. Ảnh: Việt Khánh.

Vụ Đông 2021 tại Nghệ An, ngô vẫn là cây trồng chủ lực. Ảnh: Việt Khánh.

Tại Hội nghị “Triển khai đề án sản xuất vụ đông năm 2021”, Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An, ông Nguyễn Văn Đệ khẳng định biến đổi khí hậu vẫn chuyển biến hết sức khó lường, trong khi hệ thống thủy lợi ở một số vùng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, do đó có thể ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng cũng như gây nên thiệt hại cho sản xuất vụ Đông 2021.

Gian nan không kém là những nỗi lo thường trực đến từ dịch bệnh Covid-19. Trên thực tế, sức “tàn phá” kinh hoành của đại dịch đã làm ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các lĩnh vực. Trong bối cảnh đó, quá trình tái đầu tư sản xuất, tiêu thụ nông sản cũng như công tác chỉ đạo chuyên môn toàn ngành nông nghiệp cũng khó tránh khỏi xáo trộn.

Ông Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An khẳng định vụ đông 2021 sẽ đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ảnh: Công Điền.

Ông Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An khẳng định vụ đông 2021 sẽ đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ảnh: Công Điền.

Tại Hội nghị, đại diện các cơ quan chuyên ngành, doanh nghiệp, địa phương cũng nêu bật hàng loạt vấn đề khó khăn, thách thức khác khi triển khai kế hoạch vụ Đông 2021, bao gồm: giá cả vật tư nông nghiệp tăng mạnh, nhất là phân bón; nhân lực lao động thiếu; cơ giới hóa khâu làm đất còn hạn chế; chuột, sâu keo mùa thu… tiềm ẩn nguy cơ phát sinh gây hại; hệ thống bảo quản sau thu hoạch còn yếu và thiếu; đầu ra sản phẩm thiếu ổn định…

Ngành nông nghiệp Nghệ An nhận định vụ Đông là vụ sản xuất quan trọng, hàng năm đóng góp 7  - 8 % sản lượng lương thực có hạt. Ngoài ra, sản xuất vụ Đông còn góp phần chuyển biến nhận thức và thay đổi tư duy của nhà nông trong để tiến tới mô hình sản xuất hàng hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy kinh tế hộ, tạo đà chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp…

Để đảm bảo cả về diện tích, năng suất lẫn sản lượng, Nghệ An cần ưu tiên mở rộng diện tích cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, điển hình là trồng ngô. Ảnh: Việt Khánh.

Để đảm bảo cả về diện tích, năng suất lẫn sản lượng, Nghệ An cần ưu tiên mở rộng diện tích cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, điển hình là trồng ngô. Ảnh: Việt Khánh.

Xuất phát từ thực tế đó, ngành xác định tập trung chỉ đạo, phấn đấu đạt mức cao nhất về diện tích, năng suất lẫn sản lượng. Sẽ ưu tiên mở rộng diện tích cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, điển hình như trồng ngô lấy hạt, ngô sinh khối, ngô thu hoạch bắp tươi. Hay như rau màu theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao…

Dựa trên tình hình thực tiễn, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 35.545 ha cây trồng vụ Đông các loại. Trong đó, diện tích trên đất bãi ven sông khoảng 7.500 ha, diện tích đất màu ven biển khoảng 4.700 ha, trên đất lúa 3.750 ha, số còn lại (19.595 ha) canh tác trên đất màu đồng.

Để cụ thể hóa những mục tiêu trên, ngành nông nghiệp Nghệ An định hướng căn cứ vào lợi thế từng vùng (điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, trình độ thâm canh…) để chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết. Đồng thời phải xác định chỉ tiêu sản xuất các loại cây trồng sát với tình hình thực tế, cũng như bố trí hài hòa vùng canh tác an toàn gắn với thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.

Đối với những diện tích đất 2 lúa, nhất thiết cần bố trí sản xuất trên những vùng chủ động tưới tiêu, thoát nước tốt nhằm đảm bảo an toàn, giảm thiểu tối đa thiệt hại. Những khu vực này bà con nên ưu tiên sử dụng các loại cây trồng có giá trị như bầu bí, dưa chuột, hoặc ngô sinh khối, ngô thu hoạch bắp tươi.

Trong khi đó, với những vùng chuyên canh sản xuất các loại rau, củ, quả cần đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích thúc đẩy, mở rộng diện tích các loại rau ăn lá, lấy củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ…

Phó Chủ tịch Hoàng Nghĩa Hiếu yêu cầu ngành nông nghiệp, các địa phương phải bám sát tình hình, có phương án chỉ đạo quyết liệt để đảm bảo kế hoạch sản xuất vụ đông năm nay. Ảnh: Công Điền.

Phó Chủ tịch Hoàng Nghĩa Hiếu yêu cầu ngành nông nghiệp, các địa phương phải bám sát tình hình, có phương án chỉ đạo quyết liệt để đảm bảo kế hoạch sản xuất vụ đông năm nay. Ảnh: Công Điền.

Phát biểu chỉ đạo, ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ: Từ nay đến hết năm, diễn biến thiên tai, khí hậu, dịch bệnh Covid-19 dự kiến còn phức tạp, sẽ ảnh hưởng đến quá trình đầu tư sản xuất, tiêu thụ nông sản. Ngành nông nghiệp và các địa phương phải theo dõi sát sao diễn biến thực tế, qua đó tập trung chỉ đạo quyết liệt, sát sao, phấn đấu đảm bảo đạt kế hoạch đã đề ra.

Nhận thấy vụ Đông 2021 sẽ đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, Sở NN-PTNT đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành chính sách hỗ trợ giống ngô sinh khối, khoai tây có hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm. Tương tự là chính sách cho nông dân trồng ngô, rau màu trên đất lúa.

Xem thêm
Khẩn trương bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật

Trước diễn biến dịch bệnh ở động vật ngày càng phức tạp, UBND Gia Lai có văn bản yêu cầu các địa phương khẩn trương bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống.

Tiến thoái lưỡng nan trong xử lý đàn chó hoang cả trăm con

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Chó hoang lâu nay trở thành vấn nạn khó giải quyết của Côn Đảo, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến vùng an toàn dịch bệnh dại và khách du lịch khi đến đây.

Hà Tĩnh chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả

Thay vì trồng lúa, tỉnh Hà Tĩnh chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng cạn, nuôi trồng thủy sản, cho hiệu quả gấp hàng chục lần.

Nâng tầm hội nhập quốc tế cho sen Đồng Tháp

ĐỒNG THÁP Cần có bộ giống sen chuẩn phục vụ cho chế biến và xuất khẩu, có giải pháp phát triển trồng sen theo hướng hữu cơ...

Bình luận mới nhất