| Hotline: 0983.970.780

Mặn tấn công Sóc Trăng

Thứ Ba 10/03/2015 , 09:43 (GMT+7)

Tại Sóc Trăng, mặn xâm nhập sâu vào nội đồng với nồng độ tăng cao hơn cùng kỳ, đe dọa hơn 30.000 ha lúa ĐX chưa thu hoạch.

Mặn xâm nhập theo 2 hướng từ huyện Trần Đề và thị xã Ngã Năm. Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Sóc Trăng, độ mặn cao nhất trên sông Hậu tại Trần Đề ở mức 21,5 %0; tại Long Phú 13,5 %0; tại Đại Ngãi 6,5 %0. Trên sông Mỹ Thanh tại Thạnh Thới Thuận ở mức 13,5 %0; tại Thạnh Phú 5,5 %0; tại TP Sóc Trăng 4,5 %0.

Đến đầu tháng 3/2015, toàn tỉnh đã thu hoạch trên 102.000/141.500 ha lúa ĐX. Kế hoạch lúa XH 2015 là 38.000 ha nhưng nông dân đã xuống giống tới 56.413 ha.

Chi cục Thủy lợi và PCLB Sóc Trăng báo động: Hiện nay vùng dự án Long Phú - Tiếp Nhựt ở hai huyện Long Phú và Trần Đề có hơn 6.000 ha lúa XH có khả năng bị thiếu nước tưới vào cuối vụ (huyện Trần Đề 572 ha; Long Phú 5.510 ha). Đây là khu vực được khuyến cáo không nên xuống giống vụ XH.

Ở vùng Ngã Năm, ngày 24/1 tại vị trí giáp ranh Ngã Năm - Bạc Liêu, nước mặn đo được có nồng độ 5,1 %0, các cống trong vùng phân ranh mặn - ngọt được vận hành kịp thời không làm ảnh hưởng đến SX.

Tuy nhiên trong tháng 3 và 4  tỉnh Bạc Liêu có kế hoạch lấy nước để phục vụ nuôi trồng thủy sản nên có khả năng mặn sẽ lấn sâu vào địa bàn thị xã Ngã Năm.

Ông Hà Tấn Việt, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và PCLB Sóc Trăng cho hay: Lo nhất hiện thời là 13.000 ha lúa XH đã xuống giống. Từ tháng 1/2015 bước vào mùa khô hạn, mặn bắt đầu xâm nhập sớm vượt qua Đại Ngãi, huyện Long Phú. Đến cuối tháng 2/2015 mặn đã xâm nhập đến An Lạc Tây, huyện Kế Sách, độ mặn đo được 3,4%0, phải đóng các cửa cống. Đồng ruộng ở Long Phú không lấy nước ngọt vào được.

"Riêng khu vực giáp ranh 2 tỉnh Bạc Liêu - Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng sẽ phối hợp với Ban Điều tiết nước tỉnh Bạc Liêu có phương án xử lý nhằm giảm độ mặn trên kênh Quản lộ Phụng Hiệp, đảm bảo phục vụ SX lúa - tôm của 2 tỉnh. Thị xã Ngã Năm cần theo dõi chặt chẽ nguồn nước và có khuyến cáo để nông dân xuống giống vụ HT", ông Việt nói.

Trong khi đó, ghe cũng không vào mua lúa được. Một số xã  thu hoạch lúa xong tiêu thụ rất chậm, lúa rớt giá 100 - 200 đ/kg. Tại Ngã Năm, mặn cũng bị xâm nhập sâu do ở Bạc Liêu "hứng mặn" để nuôi tôm.

Nếu độ mặn tăng lên 5%0 ở khu vực Ninh Qưới thì sẽ lấn sâu vào Vĩnh Biên, thị xã Ngã Năm từ 3 -4%0. Hơn nữa trong tháng 3, tháng 4 là mùa kiệt, khu vực Ngã Năm lấy nước ngọt từ Sông Hậu dẫn theo tuyến kênh Quản lộ Phụng Hiệp là rất khó.

Tại vùng phía Nam tỉnh, dự án của huyện Kế Sách có khoảng 6.000 ha lúa kiểm soát mặn theo tiểu vùng nhỏ, cần dẫn ngọt tạo nguồn phục vụ SX. Vì vậy khu vực này cần theo dõi diễn biến mặn; tận dụng bờ bao, đập thời vụ, cống, bọng nội đồng để ngăn mặn và bơm trữ nước ngọt đảm bảo SX.

Riêng vùng dự án Ba Rinh - Tà Liêm thuộc các huyện Châu Thành, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên và TP Sóc Trăng có hệ thống cống ngăn mặn và nguồn tiếp nước ngọt ổn định, nhưng vẫn cần theo dõi diễn biến nguồn nước để kịp thời đóng cống ngăn mặn giữ ngọt; đồng thời lấy nước qua các cống phía Bắc dự án và định kỳ xổ tiêu nước ra sông Nhu Gia.

Theo ông Hà Tấn Việt, để bảo vệ vùng lúa HT, trong đó có diện tích lúa XH đã xuống giống cần chủ động phòng, chống hạn, xâm nhập mặn, nhất là giai đoạn cuối vụ ĐX 2014-2015, đầu vụ HT 2014.

Chi cục Thuỷ lợi và PCLB phối hợp với các cơ quan có liên quan cùng với địa phương tiếp tục theo dõi sát tình hình diễn biến xâm nhập mặn và khô hạn; tổ chức vận hành hệ thống cống để điều tiết nước phù hợp, điều chỉnh kịp thời lịch vận hành các cống, tranh thủ tối đa các đợt giảm mặn trong tháng để lấy nước tưới cho lúa XH.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.