| Hotline: 0983.970.780

Mang kiến thức ra đồng

Thứ Hai 30/09/2013 , 10:00 (GMT+7)

Ông Võ Minh Chiếu, ấp Kinh 7B, xã Thạnh Đông A là một trong số nhà nông có trình độ kỹ thuật cao, ham học hỏi.

Với vị trí cửa ngõ trên tuyến đường bộ từ TP.HCM vào Kiên Giang, huyện Tân Hiệp là vùng phù sa ngọt thuộc Tây sông Hậu màu mỡ nổi tiếng. Nơi đây, đa phần nông dân có trình độ kỹ thuật cao, ham học hỏi. Ông Võ Minh Chiếu, ấp Kinh 7B, xã Thạnh Đông A là một trong số nhà nông ưu tú đó.

Điển hình nông dân thời @

Theo gia đình làm ruộng từ nhỏ, ông Võ Minh Chiếu (Tư Chiếu) bắt đầu tự canh tác năm 1987 với 2 ha cha mẹ cho. Ngày ấy, việc đồng áng còn gặp nhiều khó khăn do chủ yếu trồng các giống lúa mùa năng suất bấp bênh, làm ruộng theo lối truyền thống, thấy xung quanh chòm xóm làm sao thì làm vậy.

Tuy nhiên, đã bắt đầu nhen nhóm một sự thay đổi khi các loại thuốc như Anvil, Tilt Super… được đưa về giới thiệu cho bà con từ giữa những năm 1990. Trong khi một số người còn đang băn khoăn do dự vì đủ thứ lý do thì ông Tư đã không ngần ngại mua rồi xịt thử lên ruộng nhà mình.


Ông Tư Chiếu (ngoài cùng bên phải) chia sẻ kinh nghiệm đồng áng với nông dân trong ấp

Ông tâm sự: “Toàn các giống lúa chất lượng cao như Jasmine, OM5451, OM4218… đầu tư vào giống không cũng đã tốn khá nhiều tiền nên nỗi lo canh cánh kéo dài từ lúc gieo sạ đến khi thu hoạch. Gặp dịch sâu bệnh hoành hành thì coi như tiền nong đem đổ ra bể, mà được mùa thì khỏe re nên tôi quyết định thử nghiệm”.

Qua một vài lần xịt theo đúng hướng dẫn, đốm vằn, lem lép hạt là những bệnh khiến nhà nông mất ăn mất ngủ đã không cánh mà bay. Tiếp đó là rầy nâu, bọ trĩ cũng ra đi khi Cruiser, Actara, Chess bước chân ra đồng.

Không chỉ “dày lưng” kiến thức phòng chống sâu bệnh, ông Tư còn chia sẻ những suy nghĩ khiến chúng tôi khá bất ngờ: “Tập quán canh tác của bà con là để lúa ngập nước từ lúc gieo sạ cho đến khi thu hoạch do lối suy nghĩ thật đơn giản “lúa nước thì lúc nào cũng cần nước”. Nhưng theo các nhà khoa học, giữ nước trong ruộng hoài sẽ làm tăng lượng CH4 và N2O thải ra có hại cho môi trường.

Tuy nhiên, thực sự rất ít ai để ý đến điều này vì bà con không biết hoặc có nghe nói tới cũng đâu có nhìn hay sờ thấy được cái ảnh hưởng này nghiêm trọng đến thế nào đâu. Ai hay chỉ cần cắt nước đúng thời điểm sẽ làm lúa cứng cây hơn, hạn chế đổ ngã, tiết kiệm nước và giảm bớt khí thải, bảo vệ môi trường”.

Thoát khỏi nỗi lo về sâu bệnh, ông lại mày mò cải tiến mấy cái máy cày, máy đắp bờ, khoan đường nước và một số nông cụ khác cho phù hợp với điều kiện đồng áng. Tưởng rằng chẳng ăn thua gì vì không qua một trường lớp kỹ thuật nào, ấy vậy mà sau khi được tu bổ một số bộ phận, mấy cái máy đã chạy ngon lành đúng như mong muốn, giảm biết bao công lao động. Tiếng lành đồn xa, bà con trong ngoài tỉnh nghe tiếng tìm đến nhờ chỉ dẫn, và ai cần hỏi gì thì ông đều nhiệt tình giải đáp bằng tất cả hiểu biết của mình.

“Nơi tập huấn trồng lúa” của ấp

Năm 2010, sau khi bị hoàn toàn thuyết phục với hiệu quả cao từ 2 công trình diễn theo giải pháp của Cty Syngenta Việt Nam, ông Tư đã quyết định ứng dụng các giải pháp này trên toàn bộ 10 ha ruộng nhà mình và vận động bà con chòm xóm cùng làm theo. Kể từ đó, năng suất là điều không còn phải suy nghĩ.

Tiếp theo, vụ ĐX 2012 - 2013, ông dành ra 1 ha làm điểm thực nghiệm giải pháp tích hợp của Syngenta từ khâu làm đất, chọn giống, xử lý giống, quản lý cỏ dại, quản lý nấm bệnh cho đến khâu thu hoạch và hạch toán kinh tế. Lần nào cũng “mắt thấy, tai nghe” những kết quả vượt trội nên từ đó về sau bất kể dịp nào có dịp dùng ruộng của mình làm nơi tập huấn nông học về cây lúa cho bà con xung quanh thì ông đều hưởng ứng nhiệt tình.

Kết quả là: “So với xung quanh thì năng suất trung bình của gia đình tôi vụ ĐX là 9 tấn/ha, vụ HT 7 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn 2 triệu/ha so với ruộng đối chứng trồng theo cách bình thường” - điều đó cũng dễ hiểu với một người làm nông nghiệp với tư duy công nghiệp như ông.

Ngay từ khi Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang phát động mô hình cánh đồng mẫu lớn theo hướng VietGAP, ông Tư cũng đã tình nguyện tham gia bằng cả 10 ha nhà mình. Ông chia sẻ: “Tham gia vào cánh đồng mẫu lớn, tôi được hướng dẫn cặn kẽ về mặt kỹ thuật, gieo sạ cùng giống, đồng loạt với các bà con khác mà vẫn áp dụng những giải pháp ưu việt của Syngenta, thêm nữa vào vụ gặt lại có thương lái đến tận nơi thu gom với giá cao hơn các ruộng nhỏ lẻ nên tôi rất vui”.

Vì lẽ ấy mà việc mình xong rồi nhưng ông còn ghé nhà nọ nhà kia khuyến khích họ cùng tham gia vào mô hình này.

Hình ảnh người nông dân dầm mưa dãi nắng với “con trâu đi trước, cái cày theo sau” đã dần dần trôi vào dĩ vãng khi có những người tiên phong mang kiến thức ra đồng, làm nông thông minh như ông Tư Chiếu. Những cánh đồng mẫu lớn cò bay mỏi cánh ngạt ngào mùi hương lúa sẽ là tương lai đầy hứa hẹn của nông nghiệp VN khi có những người nông dân hiện đại như ông.

Gắn bó với cả ấp bằng sự quan tâm, chân tình và gần gũi, ông Tư cho rằng: “Làm gì tốt cho mình thì cũng phải chia sẻ với bà con vì tất cả mọi người phải cùng nhau phát triển thì đời sống người dân mới ngày càng đi lên”.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.