| Hotline: 0983.970.780

Mang nghề về làng

Thứ Hai 04/04/2011 , 09:20 (GMT+7)

Với tấm bằng loại khá trong tay, anh Oai đã quyết tâm lập nghiệp trên mảnh đất quê hương mình.

Anh Bách Văn Oai (người bên phải ảnh) tại xưởng dệt len của gia đình ở làng Xuân Vy, xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa)

Trao đổi với chúng tôi ngay tại xưởng dệt len của mình, anh Bách Văn Oai ở làng Xuân Vy, xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cho biết: “Đây là xưởng dệt len xuất khẩu mới được xây dựng của công ty chúng tôi. Xưởng này rộng hơn 400 m2, công ty sẽ tạo điều kiện cho các công nhân làm việc tốt hơn”.

Anh Oai tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh, Viện Đại học Mở Hà Nội năm 2005. Với tấm bằng loại khá trong tay, chàng thanh niên này có thể tìm cho mình một công việc với mức thu nhập ổn định tại Thủ đô. Ngược lại anh lại chọn cho mình một hướng đi khác - đó là lập nghiệp trên mảnh đất quê hương mình.

Xuân Vy là làng ven biển của xã Hoằng Thanh, người dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt hải sản, làm thuê, đời sống bấp bênh, phụ thuộc vào thiên nhiên, nên luôn bị cái nghèo đeo bám. Trăn trở với những khó khăn của người dân, anh Oai tự nhủ phải làm sao giúp bà con có việc làm, tăng thêm thu nhập. Năm 2008, ý tưởng đưa nghề dệt len về quê đã len lỏi trong đầu anh. Đây là một nghề phù hợp với lao động nữ.

Anh bắt đầu thực hiện ý tưởng bằng cách đi học nghề ở Hà Nội, Nam Định. Anh tìm hiểu kỹ về nghề này, từ khâu nhập nguyên liệu tới quy trình sản xuất, rồi máy móc, kỹ thuật và nhân công. Đặc biệt là thị trường tiêu thụ của sản phẩm. Sau đó, bằng những đồng tiền tích góp được, anh kêu gọi một số bạn trẻ ở làng vừa tốt nghiệp đại học, cao đẳng cùng hùn vốn đầu tư sản xuất nghề dệt len xuất khẩu.

Tháng 11/2008, Công ty CP Sản xuất và Thương mại Thịnh Phát do anh làm giám đốc được thành lập ngay làng Xuân Vy. Công ty chuyên về sản xuất các mặt hàng áo len dài tay, áo ghi-nê xuất khẩu sang thị trường Cộng hòa Liên bang Đức. Lúc đầu, anh phải thuê nhà dân để đặt xưởng, nên sản xuất còn manh mún, sản phẩm làm ra còn đơn điệu, quy mô sản xuất nhỏ, lao động chủ yếu là trong xã chưa được đào tạo chuyên sâu. Vì vậy, chỉ có 30% sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Nhưng không vì thế mà anh nản chí. Bằng sự nỗ lực, cố gắng tìm tòi nguyên nhân để khắc phục, những lô hàng tiếp theo của anh luôn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trên 90%.

Hiện nay, công ty do anh Oai sáng lập đã đi vào hoạt động ổn định, nhà xưởng đàng hoàng, vốn đầu tư ban đầu hơn 600 triệu đồng, giải quyết việc làm cho gần 100 lao động nữ (chủ yếu là đoàn viên, thanh niên trong xã và các xã lân cận), mức lương cơ bản đạt từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu đồng một tháng, chưa kể phụ cấp.

Chị Hoàng Thị Ngọc (21 tuổi, ở xã Hoằng Thanh) cho biết: “Em làm ở đây được hai năm rồi. Em thấy công việc nhẹ nhàng, phù hợp với con gái mà thu nhập ổn định”. Còn chị Nguyễn Thị Dung (25 tuổi, cùng xã Hoằng Thanh) vui vẻ cho biết: “Từ ngày có công ty của anh Oai, các bạn nữ của thôn đỡ phải đi xa để mưu sinh. Môi trường làm việc ở đây thoải mái, không gò bó thời gian. Đặc biệt, giám đốc công ty rất quan tâm đến công nhân, dễ hòa đồng và hiểu nhau trong công việc”.

Xem thêm
100 tấn cá chết ở hồ Sông Mây: 'Nước cạn đáy, mật độ nuôi quá dày nên thiếu oxy'

ĐỒNG NAI Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở hồ Sông Mây là do nước hồ cạn đáy, mật độ cá nuôi quá dày nên thiếu oxy và đơn vị nuôi thủy sản còn chủ quan.

Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS trong 4 tháng

Những trường hợp tàu cá bị phát hiện mất kết nối, nếu không khắc phục kịp thời, cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng đều xử lý nghiêm.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.