| Hotline: 0983.970.780

Mạng Nhà Nông, 'sân chơi' cho nông dân thời đại số

Thứ Ba 12/12/2023 , 18:24 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp là tỉnh thứ 7 trong vùng ĐBSCL được Nhà sáng lập cùng đơn vị của Bộ NN-PTNT hướng dẫn, tập huấn sử dụng Mạng Nhà Nông.

​Ngày 11/12 tại xã Mỹ Đông (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp), Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Sở NN-PTNT Đồng Tháp tổ chức tọa đàm phát triển Mạng Nhà Nông tại địa bàn tỉnh. Buổi tọa đàm nhằm giải đáp những thắc mắc, chia sẻ liên quan đến sử dụng phần mềm Mạng Nhà Nông.

Ông Nguyễn Quốc Toản (đứng), Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp chia sẻ về Mạng Nhà Nông tại tọa đàm. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Quốc Toản (đứng), Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp chia sẻ về Mạng Nhà Nông tại tọa đàm. Ảnh: Minh Đảm.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, Đồng Tháp là một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi số. Thời gian qua, lãnh đạo địa phương có sự quan tâm, trăn trở tìm giải pháp để từng nông dân tiếp cận nhanh, hiểu đúng về chuyển đổi số.

“Chúng ta có Zalo, Viber... để chia sẻ, giao tiếp, đối thoại nhưng chưa có sân chơi cụ thể để chia sẻ chi tiết, cách làm hay, quy trình công nghệ sản xuất. Sân chơi này cũng tương tự như hội quán, hợp tác xã nhưng ở trên nền tảng mạng internet. Chúng tôi đi từ cơ sở, lắng nghe tiếng nói, vướng mắc, khó khăn từ phía nông dân để từ đó dần hoàn thiện để Mạng Nhà Nông trở thành nền tảng không thể thiếu trong hoạt động sản xuất, canh tác hàng ngày của bà con”, ông Nguyễn Quốc Toản chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Ái Hữu, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc - Nhà sáng lập Worldsoft, cả nước hiện có trên 19.500 hợp tác xã nông nghiệp với khoảng 6 triệu thành viên. Tuy nhiên, bà con còn gặp một số khó khăn trong quản lý, nhất là không có kế hoạch sản xuất rõ ràng, chủ yếu làm theo kinh nghiệm, tập quán. Về thông tin, bà con cũng cập nhật chậm các thông tin mới về chính sách hỗ trợ, giá cả thị trường và quy trình công nghệ.

Trong vấn đề huy động nguồn lực, bà con khó tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, cũng như các đề nghị hạn mức tín dụng và các định chế bảo hiểm. Trong tiêu thụ sản phẩm còn bị động trong việc bán hàng. Mạng Nhà Nông hướng đến giải quyết những vấn đề nêu trên cho bà con trên cơ sở áp dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng dễ dàng nhất cho bà con sử dụng.

Nông dân Đồng Tháp nêu một số câu hỏi về Mạng Nhà Nông tại tọa đàm. Ảnh: Minh Đảm.

Nông dân Đồng Tháp nêu một số câu hỏi về Mạng Nhà Nông tại tọa đàm. Ảnh: Minh Đảm.

“Vấn đề căn cơ, bức xúc của bà con nông dân hiện nay là thông tin, làm sao bán được sản phẩm. Mạng nhà nông giúp bà con có công cụ để đưa sản phẩm tiếp cận với thị trường. Trên Mạng Nhà Nông sẽ có nhiều người cùng bán và cũng có nhiều người mua, giải quyết vấn đề về hạn chế thông tin, tránh bị ép giá. Chúng tôi đưa thông tin giá cả, kết nối tin tức giá cả thị trường để bà con có được thông tin chính xác. Đây là những vấn đề mà bà con đang gặp phải, chúng tôi đang hướng để giải quyết vấn đề này”, ông Hữu nói.

Liên quan đến nguồn vốn, Nhà sáng lập Mạng Nhà Nông cũng hi vọng sẽ kết nối được các tổ chức, nhất là tổ chức tín dụng với bà con nông dân. Qua đây, ông Nguyễn Ái Hữu cũng muốn gửi gắm đến các tổ chức có mong muốn giúp cho nền nông nghiệp phát triển hãy liên hệ và kết nối với Mạng Nhà Nông để kết nối, cung cấp thông tin, quy trình các thủ tục vay vốn cho nhiều bà con được biết trên nền tảng này.

Hiện nay, Mạng Nhà Nông được triển khai ở ĐBSCL và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo bà con nông dân, thậm chí một số khu vực khác chưa được triển khai bà con cũng đã tự cài đặt phần mềm này để sử dụng. Tuy nhiên, thời điểm ban đầu Nhà sáng lập cũng mong muốn được chính quyền, ngành chức năng địa phương quan tâm kết nối Mạng Nhà Nông đến với bà con nông dân nhiều hơn bởi đây là công cụ rất hữu ích cho bà con.

Nhà sáng lập Nguyễn Ái Hữu chia sẻ, giải đáp về Mạng Nhà Nông. Ảnh: Minh Đảm.

Nhà sáng lập Nguyễn Ái Hữu chia sẻ, giải đáp về Mạng Nhà Nông. Ảnh: Minh Đảm.

Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Thắng Lợi (xã Mỹ Đông) có 95 thành viên đang hoạt động trong 5 lĩnh vực dịch vụ gồm tưới tiêu, cày xới, sản xuất nước đóng bình, liên kết sản xuất lúa giống và lúa hàng hóa. Điểm nổi bật hiện nay của hợp tác xã này là thực hiện mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn bền vững SRP. Mô hình được thực hiện từ năm 2019 đến nay với diện tích trên 548ha. Hiện địa phương có trạm dự báo rầy thông minh trong canh tác lúa, áp dụng tưới ngập - khô xen kẽ.

Tới đây, ấp 5 (xã Mỹ Đông) được chọn xây dựng ấp thông minh, do đó vấn đề kỹ thuật số, chuyển đổi số nông nghiệp rất được địa phương quan tâm triển khai. Dẫu lớn tuổi, khó khăn trong tiếp cận công nghệ nhưng bà con rất quyết tâm học tập ứng dụng Mạng Nhà Nông và mong muốn được đơn vị chuyển giao, tập huấn để thực hiện.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.