| Hotline: 0983.970.780

Mạng Nhà Nông, giải pháp cho nông dân thời đại số

Chủ Nhật 26/11/2023 , 15:21 (GMT+7)

TIỀN GIANG Mạng Nhà Nông với tiêu chí hướng về nông dân nên đơn giản trong thao tác sử dụng.

Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang vừa tổ chức hội nghị thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho đại biểu là chủ tịch, phó chủ tịch Hội Nông dân và nông dân tiêu biểu của các xã, phường thuộc 3 huyện Châu Thành, Chợ Gạo và TP Mỹ Tho. Các đại biểu được tìm hiểu định hướng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Phượng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang, để thúc đẩy nhanh chuyển đổi số trong nông nghiệp, cần tăng cường công tác tuyên truyền vận động để phần lớn nông dân được tiếp cận và thay đổi nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất.

Công nghệ số ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong ngành nông nghiệp Tiền Giang. Ảnh: MĐ.

Công nghệ số ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong ngành nông nghiệp Tiền Giang. Ảnh: MĐ.

"Hiện nay, chuyển đổi số đã đi vào cuộc sống, Hội Nông dân tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành giúp nông dân tiếp cận với công nghệ số. Hội Nông dân tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức 2 buổi hội thảo ở huyện Cai Lậy và Gò Công Tây cho các huyện ở phía tây và phía đông tỉnh Tiền Giang", bà Phượng cho biết.

Trên nền tảng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo), Mạng Nhà Nông là môi trường số và tích hợp hệ thống công cụ giúp các hợp tác xã, nông dân, trang trại, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nắm bắt kiến thức khoa học kịp thời, tối ưu nguồn nguyên liệu đầu vào, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Đặc biệt, giúp nông dân chủ động trong mua bán, lập kế hoạch sản xuất và theo dõi kế hoạch tài chính.

Mạng Nhà Nông hướng tới tạo không gian chia sẻ và kết nối giữa nông dân và chuyên gia; lên kế hoạch dự báo năng suất, sản lượng, giá bán, lợi nhuận, tiếp cận nguồn vốn hiệu quả. Nền tảng Mạng Nhà Nông có đầy đủ tính năng của một mạng xã hội. Đồng thời là kênh thông tin nông sản phù hợp với xu thế tiêu dùng, dễ dàng kết nối với các thiết bị nông nghiệp thông minh.

Nông nghiệp Tiền Giang ngày càng phát triển nhanh nhờ ứng dụng công nghệ số. Ảnh: TL.

Nông nghiệp Tiền Giang ngày càng phát triển nhanh nhờ ứng dụng công nghệ số. Ảnh: TL.

Tiền Giang có hơn 11.000ha sản xuất lúa công nghệ cao tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công Đông, Gò Công Tây áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sản xuất theo hướng hữu cơ, quản lý sâu bệnh bằng phương pháp sinh học, IPM, có 2 hệ thống giám sát sâu rầy thông minh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng có 100% diện tích sầu riêng ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, ứng dụng truy xuất nguồn gốc mã số vùng trồng với 279 mã số, diện tích hơn 20.000ha với 9 chủng loại cây trồng (thanh long, mít, xoài, dưa hấu, bưởi, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, nhãn) và 307 mã số nhà đóng gói.

Tiền Giang còn có nhiều cơ sở chăn nuôi đầu tư công nghệ cao, công nghệ chuồng kín (44 cơ sở); hệ thống cho ăn tự động (12 cơ sở); gom trứng, gom phân tự động. Về thủy sản, ngư dân lắp đặt hệ thống giám sát hành trình cho tàu cá đạt yêu cầu, các tàu cá còn được trang bị thiết bị định vị vệ tinh, liên lạc tầm xa, thiết bị nhận dạng tàu cá. Toàn tỉnh hiện có 147/194 sản phẩm chứng nhận OCOP được đăng bán trên các trang thương mại điện tử.

Toàn tỉnh Tiền Giang hiện có 147/194 sản phẩm OCOP được đăng bán trên các trang thương mại điện tử. Ảnh: Minh Đảm.

Toàn tỉnh Tiền Giang hiện có 147/194 sản phẩm OCOP được đăng bán trên các trang thương mại điện tử. Ảnh: Minh Đảm.

Hệ thống thông tin, phần mềm dữ liệu nông nghiệp cập nhật các nông sản chủ lực, thông tin giá thị trường, môi trường, thời tiết, ứng dụng trong phòng chống thiên tai, theo dõi côn trùng vào bẫy đèn, thiết bị giám sát sâu rầy thông minh... cũng ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong ngành nông nghiệp của Tiền Giang.

Hiện nay, Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang đang lập dự án hệ thống thông tin ngành nông nghiệp để phục vụ công tác quản lý, điều hành và nhu cầu của nông dân, giải đáp thắc mắc thông qua tổng đài 1022 hoặc đặt câu hỏi trực tiếp trên ứng dụng.

Mạng Nhà Nông với tiêu chí hướng về nông dân nên đơn giản trong thao tác sử dụng. Chỉ cần điện thoại thông minh là có thể cài đặt và sử dụng dễ dàng bằng các thao tác đơn giản. Người dùng sử dụng giọng nói trong hỏi và đáp, đưa nông sản lên mạng dễ dàng, cập nhật giá thành nông sản một cách tiện lợi.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.