| Hotline: 0983.970.780

Mệnh lệnh của trái tim

Thứ Hai 14/12/2015 , 15:44 (GMT+7)

Nhân dịp Đại hội Thi đua yêu nước năm 2015, trao đổi với Báo NNVN, GS.TS.AHLĐ.TTND Bùi Đức Phú-Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế (BVTW) tự hào vì cá nhân cũng như bệnh viện đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp y tế Việt Nam.

Bệnh viện Trung ương Huế đang giữ vai trò đầu tàu, hạt nhân trong chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân các tỉnh miền Trung-Tây nguyên.

Điền tên vào bản đồ ghép tim thế giới

Đphát huy vai trò ca mt trung tâm y tế chuyên sâu, phát trin ngun nhân lc y tế vươn lên ngang tm vi trình đy hc thế gii, đến nay BVTU Huế đã đạt được những thành tựu quan trọng nào, thưa ông?

Đứng chân trên vùng đất miền trung khó khăn nhưng giàu truyền thống, BVTW Huế với lịch sử 120 năm, là Bệnh viện hạng đặc biệt được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Cho đến bây giờ, sự kiện đáng nhớ nhất  là vào ngày 2/3/2011, thời khắc đi vào lịch sử của BVTW Huế và ngành y tế Việt Nam khi ca phẫu thuật ghép tim trên người đầu tiên cho bệnh nhân Trần Mậu Đức, 26 tuổi, do ê kíp người Việt Nam thực hiện thành công và đến nay đã 4 năm, bênh nhân vẫn sống khỏe và lao động bình thường.

Từ thời điểm đó cơ sở y tế của Việt Nam được đưa vào bản đồ ghép tim thế giới. Và cũng “lần đầu tiên” ở Việt Nam, tháng 6-2014 ê-kíp ghép tim BVTW Huế đã thực hiện thành công ca mổ cấy tim nhân tạo bán phần cho bệnh nhân suy tim phổi giai đoạn cuối.

Chúng tôi liên tiếp gặt hái được những thành công bước đầu trong ứng dụng ghép tế bào gốc hỗ trợ điều trị ung thư, phẫu thuật nội soi qua lỗ tự nhiên, thụ tinh trong ống nghiệm và ứng dụng xạ trị gia tốc thế hệ mới hiện đại nhất điều trị nhiều loại bênh ung thư phức tạp... Từ những đỉnh cao trong y học đã đạt được,BVTW Huế đã trở thành địa chỉ tin cậy trong chăm sóc điều trị chất lượng cao.

Để phát huy vai trò của một trung tâm y tế chuyên sâu, phát triển nguồn nhân lực y tế vươn lên ngang tầm với trình độ y học thế giới được xem là ưu tiên hàng đầu, chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ thầy thuốc chất lượng cao đủ sức đảm đương, chinh phục những kỹ thuật can thiệp y khoa khó khăn phức tạp nhất. Kinh nghiệm những ngày đầu xây dựng ngành phẫu thuật tim mạch tại Huế, chúng tôi đã chủ động gửi cán bộ đi đào tạo trong và ngoài nước với nhiều chuyên khoa khác nhau. Chính đội ngũ này đã góp phần thực hiện thành công những ca phẫu thuật tim hở đầu tiên và giờ đây họ đang là những phẫu thuật thuật viên tim mạch, những chuyên gia tim mạch học tài năng đang gánh vác trách nhiệm đối với sự phát triển chuyên ngành.

Đến nay trung tâm đã phẫu thuật tim hở hơn 10.000 trường hợp và hơn 15.000 trường hợp được can thiệp tim mạch. Hàng năm bệnh viện điều trị nội trú cho 95.000 bệnh nhân, phẫu thuật 27.000 ca. Bệnh viện đã đạt được những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực ghép tạng, như ghép thận với 250 ca thành công 99,6%; ghép tế bào gốc, ghép giác mạc, ứng dụng phẫu thuật nội soi cho hầu hết các chuyên ngành ngoại khoa, điều trị ung thư đa mô thức đa chuyên khoa với máy gia tốc hiên đại; hơn 1000 em bé ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, các kỹ thuật hồi sức với tuần hoàn ngoài cơ thể và trao đổi oxy qua màng, hạ thân nhiệt có kiểm soát, siêu lọc máu đã cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch...

Những con số trên tưởng chừng như khô khan nhưng đó là “trái ngọt“ nói lên những bước đi rất dài trong đầu tư nguồn nhân lực đồng bộ, bài bản và hiệu quả, để hôm nay có đội ngũ thầy thuốc,điều dưởng gần 2.500 người, trong đó có 400 bác sĩ với trình độ sau đại học chiếm đến 70%, 200 cán bộ được tu nghiệp ở nước ngoài; nhờ vậy đã hình thành 7 trung tâm, 56 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, đồng thời là cơ sở đào tạo thực hành BSCKII, tiến sĩ y khoa, đón nhận nhiều sinh viên bác sĩ người nước ngoài đến nghiên cứu, học tập; đồng thời chuyển giao kỹ thuật cho 9 bệnh viện tỉnh ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Chúng tôi gọi nguồn nhân lực đó là những viên gạch “hồng tâm” để xây nên tòa nhà bền vững của khoa học, của trí tuệ và nhân văn trên nền đất hiếu học.

Bên cạnh đó, một trong những “chìa khóa“ mang lại thành công trong quá trình xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu, đó là việc huy đng các ngun đu tư xây dng cơ shtng và trang thiết by tế hin đi. Trong 10 năm trở lại đây, bệnh viện đã xây dựng mới và đưa vào sử dụng các công trình khang trang có tổng diện tích khoảng 65.000m2 cùng với trang thiết bị hiện đại đồng bộ, với tổng đầu tư gần 1.600 tỷ đồng, trong đó 25% từ ngân sách nhà nước và 75% từ viện trợ không hoàn lại.

Bộ Y tế đánh giá bệnh viện là đơn vị thu hút vốn đầu tư qua hợp tác quốc tế hiệu quả nhất. Các nguồn vốn ODA của Nhật Bản và Áo, các nguồn tài trợ của các tổ chức không chính phủ như Atlantic Phylantropies, Luxembourg, đầu tư xây dựng và cung cấp trang thiết bị dưới dạng “chìa khóa trao tay“ đã làm thay đổi toàn bộ cấu trúc hạ tầng bệnh viện, tạo điều kiện cho khoa học kỹ thuật cất cánh.


GS-TS Bùi Đức Phú trong một lần đến núi Phú Sĩ, Nhật Bản

Qua bao nỗ lực, với tư duy hành động khai phá mở đường quyết liệt, và trên hết là tạo dựng được lòng tin với các nhà tài trợ bởi tấm lòng vì người bệnh, phương pháp tiếp cận khoa học đi cùng với cái “duyên“ gặp gỡ. Và cứ thế, hết công trình này mọc lên, hoàn thành thì công trình khác tiếp tục khởi công; tất cả đều sắp xếp trật tự trong một tổng thể hoàn chỉnh và logic.

Mệnh lệnh của trái tim

Kết lun 175 ca BChính tr vvic xây dng, phát trin tnh Tha Thiên-Huế đến năm 2020, có ni dung: “Xây dng Bnh vin Trung ương Huế có thương hiu quc tế, là trung tâm y hc cao cp; cùng với trường Đại học Y dược Huế trthành trung tâm đào to ngun nhân lc y tế cht lưng cao”, điều này được BVTW Huế thực hiện nhứ thế nào, thưa ông?

Chúng tôi xem đây như là mệnh lệnh trái tim, quyết tâm chính trị thúc đẩy chúng tối tiến lên phía trước với nhiều việc phải làm, nhiều thách thức phải vượt qua cũng như là một mốc son trong lịch sử phát triển của bệnh viện.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, chúng tôi tập trung hoàn thiện mô hình Bệnh viện đa trung tâm. Xây dựng các trung tâm điều trị theo hướng chuyên sâu với sự kết hợp các chuyên khoa bảo đảm thành công trong việc triễn khai kỹ thuật cao; hiện bệnh viện đã có 7 trung tâm, trong thời gian tới sẽ có thêm 5 trung tâm mới. Đây là bước phát triển quan trọng chuyển đổi từ mô hình bệnh viện đa khoa lên cấp độ cao hơn về cơ cấu tổ chức.

Trong những năm qua mô hình này đã phát huy hiệu quả tích cực. Các chuyên khoa sâu, các lĩnh vực mũi nhọn có điều kiện hình thành và phát triển; đội ngũ cán bộ được quy hoạch đào tạo theo hướng chuyên sâu; phát huy được sự năng động sáng tạo triển khai nhiều kỹ thuật hiện đại, hợp tác quốc tế, chuyển giao kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực y tế cho các bệnh viện tuyến dưới. 

Mới đây, Trung tâm điều trị theo yêu cầu và quốc tế đi vào hoạt động rất có hiệu quả. Đây là mô hình mới trong đổi mới cơ chế tài chánh ngành y tế với nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng phát triển, đạt chuẩn quốc tế về các dịch vụ y tế kỹ thuật cao; đã từng bước đáp ứng nhu cầu của một bộ phận thu nhập cao, kết hợp hình thức du lịch khám chữa bệnh. 

Bên cạnh đó sự kết hợp chặt chẽ giữa Trường ĐH Y dược Huế và BVTW Huế sẽ là nền tảng quan trọng quyết định sự hình thành Trung tâm Y học cao cấp tại Huế. Lịch sử phát triển gắn bó của hai đơn vị đã được khẳng định, hai đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới với năng lực thế mạnh hiện có, đang cùng nhau hướng về tương lai sẽ là yếu tố thuận lợi và là động lực phát triển trong tương lai của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực y tế nước ta.

Nghề y vừa khoa học, vừa có tính nghệ thuật

Ông từng tự hào BVTW Huế được „xây thành đp lũy” bng nhng viên gch ca ni lc, ca đo hc không ngng ngh, vậy ông có thể nói thêm đôi điều về nghề Y?

Nhìn lại một chặng đường phát triển đã qua, tôi chỉ có thể nói rằng câu chuyện cổ tích đã thành hiện thực. Và rằng chúng tôi đã không hề ảo tưởng. Chúng tôi “xây thành đắp lũy” bằng những viên gạch của nội lực, của đạo học không ngừng nghỉ, bằng sự giúp đỡ thiết thực và hiệu quả của các cấp các ngành, các tổ chức trong và ngoài nước, và đặc biệt là sự đoàn kết một lòng của cả một đội ngũ “hồng tâm”.

Và cứ thế, từ những viên gạch “hồng tâm” xây nền móng, BVTW Huế- mảnh đất khoa học đã cho những lứa quả ngọt. Chúng tôi đang nổ lực xây dựng hệ thống y tế công bằng, giá cả hợp lý, hiệu năng; có kỹ thuật y học thích hợp, hòa hợp với môi trường, thân thiện, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Chúng tôi nhận thức nghề y là một nghề đặc biệt, vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật; đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực, tinh thần và đạo đức, được bồi đắp bằng tài năng, sự giáo dục và kinh nghiệm. Chúng tôi biết rằng đến một lúc nào đó của cuộc đời, chúng tôi sẽ không còn xem ngành y là một nghề mà chỉ tìm thấy hạnh phúc duy nhất trong công việc cứu chữa bệnh nhân, thì đó cũng là lúc các rào cản đời thường đã được giải phóng, chỉ còn niềm say mê, sự kiên nhẫn, sẳn sàng vượt qua trở ngại, và hơn tất cả là tình yêu thương với con người.


Hồ sơ bệnh án của một bệnh nhân mắc bệnh tim tại bàn làm việc của GS-TS Bùi Đức Phú

Đó là tâm thế của đội ngũ hồng tâm mà chúng tôi đang phấn đấu, bởi sự chăm lo cho con người bao giờ cũng là nền tảng của sự phát triễn bền vững, trong đó có việc phát hiện nhân tố mới, sự khích lệ động viên khen thưởng kịp thời qua các phong trào thi đua từ những nội dung có tính nguyên tắc chung, đến những phong trào thi đua mang nét riêng, đặc thù như cải tiến quy trình khám bệnh, rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh; cải cách thủ tục hành chính; phát huy sáng kiến, nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật y học vào thực tiễn công tác khám chữa bệnh.

Các phong trào thi đua tiêu biểu như phong trào “Ba xin”,“Nụ cười bệnh nhân - niềm vui người thầy thuốc”, thi đua thực hiện “Đón tiếp niềm nở - chu đáo, điều trị kịp thời - hiệu quả”, thực hiện tốt quy tắc ứng xử của cán bộ y tế… đã mang lại hiệu quả thiết thực, lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

Nhờ vậy, đến nay sau 120 năm, trãi qua bao bể dâu của lịch sử, bao thay đổi diện mạo và tên gọi, nhưng hai chữ “Nhà thương” vẫn gắn chặt với quá trình phát triển của BVTW Huế và bây giờ nó còn được gọi là “Nhà thương Anh hùng” trong lòng nhân dân. Với tất cả những gì đã làm, chúng tôi vẫn chưa thể nói là đã hài lòng hay thỏa mãn với những gì hiện có; một Trung tâm Y học cao cấp với nhiều thách thức đang chờ chúng tôi ở phía trước.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm