| Hotline: 0983.970.780

Mô hình thâm canh rừng gỗ lớn

Thứ Năm 02/07/2020 , 08:42 (GMT+7)

Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh phối hợp Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị thực hiện dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn năm 2019-2021.

Keo lai trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt.

Keo lai trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt.

Đó là dự án “Xây dựng và phát triển mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn cây keo lai mô và keo tai tượng ở một số tỉnh miền Trung”.

Từ trước đến nay người dân trồng rừng chủ yếu là cây keo lai được sản xuất bằng phương pháp giâm hom với hệ rễ bàng nên dễ bị ngã đổ khi mùa mưa bão. Đặc biệt trồng trong thời gian dài (10 năm), nên sự rủi ro càng cao. 

Trồng rừng gỗ lớn, rừng nguyên liệu bằng giống cây keo lai nuôi cấy mô đang là xu hướng sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và bền vững.

Cây keo lai mô có ưu điểm được lấy mẫu từ cây bố mẹ khỏe mạnh, có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt ở ngoài thực địa, được thông qua cải thiện giống về di truyền; cây bố mẹ có tán tròn đều, góc phân cành lớn, thân cây chính có độ thon thẳng và không cong queo.

Trong quá trình hình thành cây con từ việc nuôi cấy mô cho ra những sản phẩm với điều kiện tốt nhất về cây con để phục vụ trồng rừng.

Với nguồn giống sạch được bảo quản trong phòng kỹ thuật, khi được đưa ra hiện trường trồng rừng, cây con ít bị sâu bệnh, cây sinh trưởng và phát triển nhanh, rút ngắn chu kỳ kinh doanh khoảng từ 4 - 7 năm cho gỗ làm nguyên liệu giấy, gỗ dăm; khoảng từ 8 - 12 năm cho gỗ lớn, gỗ xẻ, gỗ dân dụng đóng các đồ trang trí nội thất, ngoài trời.

Cây keo lai mô chỉ cho 1 thân, không 2 thân như loài keo lai hom nên giảm thiểu trong việc nuôi dưỡng rừng. Cây con được đưa ra hiện trường trồng rừng về tỷ lệ sống đạt gần như 100%, không hao hụt trong quá trình trồng rừng và giảm chi phí trồng dặm sau khi nghiệm thu về trồng rừng.

Việc thực hiện dự án là tiền đề trong phát triển sản xuất lâm nghiệp. Mô hình được triển khai năm 2019 với diện tích 30ha với 20 hộ tham gia, giống keo lai AH1 tại 2 xã Sơn Kim 1 và xã Sơn Hàm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND các xã tổ chức tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống keo lai sản xuất theo phương pháp nuôi cấy mô cho các hộ tham gia; cấp phát phân bón, giống cây keo AH1 lấy tại cơ sở cung cấp uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; thực hiện công tác chỉ đạo trồng rừng, hướng dẫn các hộ trồng đúng mật độ, khoảng cách để cây phát triển ổn định.

Sau gần 1 năm triển khai cho thấy, cây keo của mô hình sinh trưởng tốt, tỷ lệ cây sống đạt cao khoảng từ 97 - 98%, chiều cao bình quân đạt từ 65- 70cm. Đường kính cổ rễ trung bình đạt từ 0,6 – 0,8cm. Cây sinh trưởng và phát triển tốt, các hộ trồng rừng chăm sóc bảo vệ đúng theo yêu cầu của mô hình.

Gia đình anh Võ Văn Biển thôn Vũng Tròn, xã Sơn Kim 1 tham gia thực hiện 3ha phấn khởi cho biết “Ngoài được hỗ trợ giống cây, phân bón, gia đình còn được hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rất tỷ mỉ. Đến nay, rừng keo phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt gần 100%.

Đã nhiều năm gắn bó với việc trồng rừng, tuy nhiên đây là giống cây tôi thấy khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh và đặc biệt không bị sâu bệnh phá hại vì giai đoạn cây con này thường các giống khác bị sâu bệnh nhiều rất khó chăm sóc. Với tốc độ này tôi hy vọng cây sẽ sớm cho thu hoạch”.

Với phương pháp trồng áp dụng kỹ thuật thâm canh mới, mật độ cây đảm bảo, cây sinh trưởng phát triển tốt và đồng đều, dễ chăm sóc cũng như phòng trừ sâu bệnh hại cho rừng trồng. Mô hình bước đầu nâng cao nhận thức về cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng cho những hộ dân tham gia.

    Tags:
Xem thêm
Siết chặt quản lý gây nuôi động vật rừng, hoang dã

Sóc Trăng Việc kiểm tra định kỳ và đột xuất tại các cơ sở gây nuôi động vật rừng, hoang dã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ quy định pháp luật cho các hộ nuôi.

Dấu ấn kiểm lâm trong công cuộc bảo vệ rừng Việt Bắc

Điểm nổi bật trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Thái Nguyên thời gian qua là xây dựng địa bàn không có điểm nóng về khai thác, kinh doanh lâm sản trái phép.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất