| Hotline: 0983.970.780

Mô hình VAC đẹp như mơ

Thứ Tư 10/11/2021 , 18:15 (GMT+7)

Từ ruộng lúa ban đầu, anh đầu tư mô hình VAC, trồng xoài cát Hoà Lộc, xen giữa các hàng xoài là ao cá. Sau 4 năm đầu tư, mô hình đẹp như mơ.

Đó là mô hình VAC của anh Nguyễn Thanh Vũ, 46 tuổi, ở ấp Tây, xã Tân Thạnh, Thanh Bình, Đồng Tháp.

Khu trang trại của anh Vũ được đầu tư bài bản, tường rào bao kín xung quanh, bên trong rợp bóng xoài. Những chuồng chim cu, bồ câu nằm rải rác, lẩn khuất trong bụi cây cỏ trong vườn xoài là đàn gà đang tìm thức ăn. Dưới ao, từng đàn cá cỡ 5 – 7 lạng đang tunG tăng bơi lội. Khung cảnh yên bình đáng mơ ước. Tiếc là thời điểm chúng tôi đến, vườn xoài của anh vừa thu hoạch xong nên không có dịp ngắm những cây xoài trĩu quả.

Anh Nguyễn Thanh Vũ, chủ nhân mô hình VAC đẹp như mơ ở ấp Tây, xã Tân Thạnh, Thanh Bình, Đồng Tháp. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Anh Nguyễn Thanh Vũ, chủ nhân mô hình VAC đẹp như mơ ở ấp Tây, xã Tân Thạnh, Thanh Bình, Đồng Tháp. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Anh Vũ cho biết, đất này trước chủ cũ trồng lúa, anh mua xong bỏ tiền đầu tư làm mô hình ngay. Vì trồng lúa thu nhập chẳng bao nhiêu, chưa kể, vùng này người ta đang chuyển hết sang trồng cây lâu năm, 1 mình mình làm lúa thì chỉ phục vụ cho côn trùng, chuột bọ.

“Mấy năm nay, Đồng Tháp có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang các mô hình khác, người trẻ khởi nghiệp…Tôi nhớ là người không có đất, đi thuê đất lúa chuyển đổi mô hình, đất chuyển đổi nằm cách mặt đường 500 mét trở vô, với diện tích từ 3ha trở lên, sẽ được hỗ trợ mỗi công hơn 1 triệu đồng, thời gian hỗ trợ là 5 năm. Ngoài ra còn có chương trình cho vay vốn ưu đãi, nên rất nhiều diện tích đất lúa kém hiệu quả đã chuyển đổi. Xã này giờ chuyển đổi hết rồi. Nó có tính dây chuyền, ví dụ một khu mà chuyển đổi rồi, sát bên mà vẫn trồng lúa, thì năng suất rất kém, vì chuột bọ, côn trùng sẽ đồn hết về khu trồng lúa để tìm thức ăn, phá phách”, anh Vũ cho biết.

Thời điểm chúng tôi đến, xoài vừa thu hoạch xong, may mắn còn lại chùm trái nằm sát bờ ao. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Thời điểm chúng tôi đến, xoài vừa thu hoạch xong, may mắn còn lại chùm trái nằm sát bờ ao. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Trang trại của anh có tổng diện tích 2,2ha, anh trồng 1.000 gốc xoài cát Hoà Lộc trồng trên diện tích 1,5ha, canh tác theo quy trình VietGAP. Phân bón có nguồn gốc phụ phẩm nông nghiệp, gồm nhiều loại thân, lá, rễ rau củ quả và giá thể dưa lưới sau thu hoạch của trang tại hữu cơ công ty Ecofarm Đồng Tháp. Anh Vũ cho biết, sản phẩm phân bón vi sinh này còn hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nhờ vậy mà cây phát triển rất tốt.

Còn lại khoảng 7 công (7.000m2) là diện tích gần chục ao cá nằm xen giữa các hàng xoài. Dưới các ao đang thả cá tra, cá vồ đém, lóc bông, tai tượng. Ngoài cá dưới ao, trên bờ anh thả đàn gà ta hàng trăm con. Đàn gà này gần như không phải cho ăn, vì có rất nhiều thức ăn tự nhiên từ những bãi cỏ trong vườn xoài. Phía trên tán xoài là những chuồng bồ câu đang sinh sôi. “Tôi dự kiến mai mốt 7 công ao cá này sẽ đủ chi phí cho cả mô hình, như vậy toàn bộ doanh thu từ xoài sẽ là lợi nhuận. Ngoài ra, gà, bồ câu, vịt trời, để phục vụ nhu cầu cho gia đình, dư thì kiếm thêm lợi nhuận”, anh Vũ nói.

Ao cá vồ đém trong trang trại của anh Vũ đã đạt từ 5 - 7 lạng/con. Anh dự kiến nguồn thu từ cá sẽ đủ chi phí đầu tư. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Ao cá vồ đém trong trang trại của anh Vũ đã đạt từ 5 - 7 lạng/con. Anh dự kiến nguồn thu từ cá sẽ đủ chi phí đầu tư. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Nói về lý do thả cá vồ đém, anh Vũ cho biết, cá vồ đém là giống cá cho thịt chắc, ngon hơn cá tra, lại dễ nuôi hơn, ít bệnh. Nuôi cá để tận dụng các phụ phẩm từ vườn trái cây. “Cá vồ đém ăn tất cả các loại rau, củ quả, trái cây, cứ quăng xuống là ăn. Đến thời điểm bao trái xoài, lượng trái sâu, ong chích, không đạt chuẩn khá lớn, nếu không có mấy đàn cá tiêu thụ, thì tôi gom lại làm phân vi sinh, còn có đàn cá, cứ băm ra thả xuống là chúng ăn sạch. Nên đào ao thả cá ngoài mục đích kinh doanh, còn để chúng “dọn rác” cho vườn trái cây. Ngoài vồ đém, cá tai tượng, lóc bông cũng ăn. Ngoài xoài ra, còn thêm các loại phụ phẩm khác như các loại rau, những trái dưa lưới hư ở bên trang trại Ecofarm cũng mang về cho cá ăn thêm”, anh Vũ nói.

Anh Vũ cho biết, năm nay là năm đầu tiên xoài cho thu hoạch, mặc dù sản lượng rất tốt, nhưng đáng tiếc là do ảnh hưởng dịch nên cả 2 vụ đầu tiên, giá chỉ được 7 - 9 ngàn đồng/kg. “Tính chi phí đầu tư, phải bán giá 11 đồng/kg mới huề vốn. Như vậy là năm đầu tiên thu hoạch, tôi lỗ khoảng 20%. Xoài cát Hoà Lộc canh tác theo hướng VietGAP này nếu bình thường, không có dịch thì giá từ 45 - 60 ngàn đồng/kg bán xô tại vườn. Sau khi trừ chi phí, 1,5ha này mỗi vụ có thể thu lãi từ 500-600 triệu đồng. Chỉ cần 2 năm là có thể lấy lại vốn đầu tư ban đầu”, anh Vũ nói.

Anh Vũ cho biết, kỹ thuật trồng, chăm sóc xoài cát Hoà Lộc khó hơn so với các loại xoài khác, nhưng bù lại, đây là sản phẩm thương hiệu Đồng Tháp, giá cao. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Anh Vũ cho biết, kỹ thuật trồng, chăm sóc xoài cát Hoà Lộc khó hơn so với các loại xoài khác, nhưng bù lại, đây là sản phẩm thương hiệu Đồng Tháp, giá cao. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Đồng Tháp chủ yếu họ trồng xoài Đài Loan, vì xoài Đài Loan dễ trồng, dễ chăm hơn, năng suất cũng cao, vỏ dày, bảo quản, vận chuyển dễ. Còn tôi chọn xoài Hoà Lộc vì thứ nhất nó là xoài thuơng hiệu của Đồng Tháp, thứ 2 là thơm ngon hơn, và dĩ nhiên là giá cao hơn xoài Đài Loan nhiều. Tuy nhiên, kỹ thuật, quy trình trồng, chăm sóc xoài Hoà Lộc khó hơn, đòi hỏi phải có kiến thức, nếu không năng suất sẽ kém, hoặc trái xoài không thơm ngon”, anh Vũ cho biết.

Nhìn 2 hàng xoài 5 năm tuổi khá dày, tôi hỏi: “Hình như mật độ cây hơi dày thì phải?”, anh Vũ đáp: “Đúng rồi. Đúng quy cách là cây cách cây 8 mét. Đây tôi đang trồng là 4 mét. Mục đích là tận dụng đất khi cây còn nhỏ. Khi cây lớn, tán xoè kín rồi phải bứng cây, tỉa bớt chứ. Sang năm tôi bắt đầu tỉa thưa. Cách cây bỏ 1 cây, 2 hàng lấy so le. Nhưng tỉa thưa không phải chặt bớt đâu, mà cây dư bứng lên bán lại cho người ta. Hiện có nhiều công ty họ thu mua những cây dạng này về trồng lại. Mỗi cây bán 500 ngàn đó. Hoặc bứng lên, bó bầu đất cẩn thận, mang ra lề đường, mấy xe tải họ ghé vào mua, chở ra tận Phú Quốc.

Anh Vũ đang thử nghiệm nuôi ốc bươu đen dưới ao cá, vừa làm thức ăn cho cá, vừa kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Anh Vũ đang thử nghiệm nuôi ốc bươu đen dưới ao cá, vừa làm thức ăn cho cá, vừa kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Ngoài ra, tôi cũng đang có hướng phát triển lâu dài, liên kết với công ty Ecofarm Đồng Tháp, bên đó họ cũng đang quy hoạch vườn trái cây, nếu liên kết thì số cây này sẽ bứng qua bên đó trồng, đỡ mất công trồng lại từ đầu. Bứng lên trồng lại chỉ mất 8 tháng là có thể thu hoạch. Trong khi trồng mới mất ít nhất 4 năm.

Xem thêm
Doanh nghiệp nên quan tâm phòng hộ giá qua thị trường cà phê phái sinh

Chuyên gia của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đưa ra công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trước những biến động của giá cà phê hiện nay.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

HanoPhavico xứng danh người đồng hành tin cậy của các hộ chăn nuôi

HanoPhavico không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình thay đổi tư duy chăn nuôi theo hướng khoa học, hiệu quả, bền vững.