| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Thứ Hai 01/11/2021 , 13:53 (GMT+7)

Những diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa cho giá trị kinh tế cao hơn, là động lực để An Giang thực hiện kế hoạch chuyển đổi năm sau cao hơn năm trước.

An Giang đang đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng nhằm giúp nông dân gia tăng thu nhập. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang đang đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng nhằm giúp nông dân gia tăng thu nhập. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Ngô Minh Đạt ở ấp An Thị, xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới do nhiều năm sản xuất lúa không hiệu quả, từ năm 2019 ông mạnh dạn chuyển đổi đầu tư trồng thử nghiệm 2,5 công lá tía tô trên đất ruộng để phục vụ xuất khẩu sang Hàn Quốc. Sau nhiều năm trồng cây tía tô cho hiệu quả kinh tế, hiện diện tích trồng Tía tô của gia đình ông Đạt đến nay đã tăng lên trồng 3,7ha và được doanh nghiệp đến bao tiêu đầu ra rất ổn định.

Ông Đạt cho biết: Cây tía tô dễ trồng nhưng nặng vốn đầu tư, bình quân 150 triệu đồng/ha. Hạt giống nhập trực tiếp từ Hàn Quốc. Sau khi gieo khoảng 1,5-2 tháng, thu hoạch lứa đầu tiên, thời gian thu hoạch kéo dài 8-9 tháng. Năng suất tăng dần, từ 4 tấn/tháng/ha, nay đạt dến 12 tấn/ha. Mỗi cây tùy độ lớn có thể lấy từ 2-6 lá/ngày, kích cỡ lá ngang 8-13cm. Giá thu tại ruộng dao động 12.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí lợi nhuận 15-20 triệu đồng/công/vụ.

Chính hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà nông dân trên địa bàn tỉnh An Giang đang hào hứng và mạnh dạn chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang cây ăn trái, rau, màu…ở trong giai đoạn 2017-2020, toàn tỉnh đã chuyển đổi được hơn 31.130ha. Trong đó rau dưa các loại 9.100ha (ớt, đậu bắp Nhật, đậu nành rau, bắp thu trái non) và cây màu 9.800ha (mè, bắp các loại, đậu các loại và nhóm cây có củ).

Trong quá trình chuyển đổi, các địa phương thực hiện 15 mô hình trình diễn giống bắp các loại trên đất trồng lúa kém hiệu quả, quy mô 0,2ha/mô hình. Đồng thời, tổ chức 18 lớp tập huấn kỹ thuật trồng bắp các loại (bắp lai, bắp trắng, trồng bắp lấy thân, bắp non…) cho cán bộ kỹ thuật và nông dân thực hiện chuyển đổi.

Giá trị sản xuất nông nghiệp ở An Giang bình quân năm 2020 là 192 triệu đồng/ha, tăng 72 triệu đồng so với năm 2015. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Giá trị sản xuất nông nghiệp ở An Giang bình quân năm 2020 là 192 triệu đồng/ha, tăng 72 triệu đồng so với năm 2015. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV An Giang cho biết: thời gian qua ngành nông nghiệp An Giang đã nổ lực tập trung triển khai đồng bộ nhiều chương trình, đề án lớn, như: tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ lúa sang rau màu và cây ăn trái, phát triển thủy sản… Nhờ đó, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 của ngành nông nghiệp ở mức 2,86%, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân năm 2020 là 192 triệu đồng/ha, tăng 72 triệu đồng so với năm 2015. 

Theo kế hoạch trong năm 2021 An Giang sẽ chuyển đổi gần 10.000ha đất lúa kém hiệu quả sang rau, màu và cây ăn trái (rau dưa các loại 2.698ha, cây màu 2.404ha, cây ăn trái 3.958ha). Trong đó, huyện An Phú chuyển đổi nhiều nhất với 2.102ha (1.335ha cây ăn trái, 610ha màu, 157ha rau dưa), kế đến là Phú Tân 1.860ha (rau dưa 1.440ha, cây ăn trái 270ha, màu 150ha)...

Để tìm đầu ra ổn định cho diện tích chuyển đổi, đặc biệt là cây chủ lực xoài mà hiện nay An Giang đang trú trọng phát triển để hướng đến xuất khẩu. Trên cơ sở đó, Chi cục Trồng trọt và BVTV An Giang đã phối hợp các đơn vị liên quan thúc đẩy thực hiện cấp mã số vùng trồng, hướng dẫn ghi chép sổ tay, hướng dẫn kỹ thuật trồng đạt tiêu chuẩn.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia...Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia...Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

UBND tỉnh yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải phù hợp quy hoạch phát triển các giống cây trồng trên từng địa phương. Chuyển đổi nhưng không được làm mất các yếu tố phù hợp để trồng lúa, khi cần thiết có thể quay lại trồng lúa mà không phải đầu tư lớn.

Đối với cây trồng chuyển đổi, phải có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa cũng phải phù hợp với hiện trạng giao thông, thủy lợi nội đồng của địa phương, hạn chế đầu tư lớn và gắn với xây dựng nông thôn mới.

    Tags:
Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bức tranh 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' nhiều kỷ lục đến với người dân Thủ đô

Đây là bức tranh toàn cảnh đầu tiên tại Việt Nam, có quy mô lớn nhất Đông Nam Á với 4 trường đoạn tái hiện lịch sử hào hùng, bi tráng của dân tộc.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.