| Hotline: 0983.970.780

Mở rộng cánh đồng lớn nhưng chưa lớn, vì sao?

Thứ Hai 31/05/2021 , 13:41 (GMT+7)

Mô hình cánh đồng lớn ở ĐBSCL là bước chuyển đổi khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Thế nhưng cánh đồng mãi vẫn chưa mở rộng hơn được, vì sao?

Cơ giới hóa khâu thu hoạch trên CĐL. Ảnh: LHV

Cơ giới hóa khâu thu hoạch trên CĐL. Ảnh: LHV

ĐBSCL phát triển đúng hướng… 

Trong 2 năm qua bất chấp tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ở ĐBSCL nông dân sản xuất lúa liên tiếp trúng mùa. Thị trường tiêu thụ lúa gạo thông thương, giá tốt, nông dân làm lúa có lời…Tuy nhiên nhìn lại quá trình xây dựng cánh đồng lớn (CÐL) trong sản xuất lúa gạo ở các địa phương cho thấy tốc độ đang chậm lại, thậm chí nếu không nói là có bước thụt lùi.

Sản xuất lúa trên cánh đồng lớn ở ĐBSCL. Ảnh: LHV

Sản xuất lúa trên cánh đồng lớn ở ĐBSCL. Ảnh: LHV

Theo Cục Trồng trọt, trong vụ lúa ĐX 2020-2021 vừa qua, diện tích lúa sản xuất trong các CĐL ở ĐBSCL có khoảng 160.000 ha, giảm 10.000 ha so với vụ ĐX 2019-2020, nhưng diện tích bao tiêu sản phẩm đạt 190.000 ha (tính thêm diện tích lúa ngoài CĐL). CĐL vẫn được duy trì và phát triển, diện tích hàng vụ ổn định theo sự hợp tác với các doanh nghiệp (DN), nhưng còn chiếm tỉ lệ thấp so diện tích sản xuất lúa toàn vùng. Những vùng sản xuất lúa có liên kết với DN thu mua thì hiệu quả gia tăng. Theo tính toán trên mỗi ha lúa sản xuất trên CĐL  giảm chi phí sản xuất từ 10-15% và giá trị sản lượng có thể tăng từ 20 đến 25%, thu lãi thêm từ 2,2 đến 7,5 triệu đồng/ha.

Điểm lại 10 năm qua, từ tháng 3/2011, Bộ NN-PTNT chính thức phát động phát triển CĐL theo xu hướng liên kết, DN bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Khởi đầu vụ Hè -Thu 2011 ở ĐBSCL có 2 tỉnh An Giang, Bến Tre thực hiện CĐL khoảng 8.000 ha với 6.400 hộ nông dân tham gia. Đến vụ Đông - Xuân 2011-2012, ĐBSCL đã hình thành CĐL trên 19.700 ha. Đạt cao điểm là vụ Hè -Thu 2014 toàn vùng có trên 100 DN ký hợp đồng bao tiêu. Theo đó việc thực hiện hợp đồng thành công đạt từ 30% năm 2013 đến năm 2014 đã tăng lên trên 55%. Năm 2014, diện tích CĐL ở ĐBSCL đạt khoảng 140.000ha.

Phong trào CĐL từng phát triển mạnh ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng… Riêng TP Cần Thơ triển khai CĐL với 400 ha đầu tiên trong vụ Hè -Thu 2011 ở huyện Vĩnh Thạnh. Đến vụ Đông - Xuân 2014-2015 thực hiện được 12 vụ lúa với 75 CĐL với tổng diện tích hơn 17.600 ha, có 12.500 hộ nông dân tham gia. Tuy vậy đến nay, số doanh nghiệp (DN) tham gia liên kết hợp tác nông dân sản xuất lúa trên CĐL có 18-19 DN (kể cả DN buôn bán vật tư nông nghiệp) nhưng diện tích CĐL chưa tới 30.000 ha. Tương tự tại Sóc Trăng, năm 2010 từ cánh đồng mẫu ban đầu 40 ha ở xã Trường Khánh, huyện Long Phú đã đưa được máy gặp đập vào trình diễn tạo thành công lớn. Vụ Đông - Xuân 2012-2013 mở rộng được 106 điểm CĐL với 12.000 ha. Nhưng đến nay diện tích CĐL chưa tới 17.000 ha.

Nhân rộng Cánh đồng lớn cần có liên kết bền vững

Trong 5 năm đầu tiên, phong trào CĐL ở ĐBSCL mở rộng hừng hực khí thế, có thời điểm sơ kết diện tích CDL tăng lên hơn 175.000 ha. Lúc đó các chuyên gia kinh tế  nông nghiệp nhận định: Thành công ban đầu phát triển CĐL không chỉ tăng số lượng, hợp đồng tiêu thụ lúa gạo mà chất lượng lúa gạo cũng tăng lên rõ rệt.

ĐBSCL vào mùa thu hoạch lúa. Ảnh: LHV

ĐBSCL vào mùa thu hoạch lúa. Ảnh: LHV

Từ mô hình cánh đồng mẫu xây dựng phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa gạo, thực tế cho thấy là hướng đi tất yếu, phù hợp xu thế phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại. Sản xuất lúa trên CÐL đã phát huy hiệu quả, tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng, mang lại lợi nhuận cao cho người sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình liên kết sản xuất, thực hiện CÐL hiện còn những tồn tại, hạn chế cần sự tháo gỡ của ngành chức năng và các địa phương trong vùng.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trưởng Cục Trồng trọt, nhận xét: Quá trình liên kết sản xuất lúa vẫn còn một số khó khăn, tồn tại: Do sản lượng lúa thu hoạch tập trung, nông dân bán lúa tươi nên các DN gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị phương tiện vận chuyển, không đủ các thiết bị phơi sấy và kho tàng chứa đựng nên lúa thu hoạch thường phải tập kết đầu bờ khoảng 4-5 ngày công ty mới thu gom hết. Một số diện tích lúa quá ngày thu hoạch 7-10 ngày công mới cho cắt nên đã ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng.

Mặt khác, trong sản xuất chưa có sự liên kết chặt giữa nông dân và DN. Tuy giữa nông dân và DN có hợp đồng thu mua nhưng vẫn xảy ra trường hợp DN thu mua không kịp thì nông dân bán ra thương lái bên ngoài, do có thời điểm biến động giá cả. Qua đó cho thấy hiện vẫn còn thiếu một hành lang pháp lý phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp trong liên kết giữa các nhà. Đặc biệt là hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nhà DN và nông dân. Cụ thể hợp đồng ký kết chưa được rõ ràng với người nông dân, không có sự thống nhất về địa điểm thu mua, ẩm độ, tạp chất thiếu chế tài khi các bên không thực hiện đúng hợp đồng.

Thu mua lúa ở ĐBSCL. Ảnh: LHV

Thu mua lúa ở ĐBSCL. Ảnh: LHV

Nội dung hợp đồng bao tiêu sản phẩm là hợp đồng có tính hướng dẫn, không phải là hợp đồng kinh tế nên tính pháp lý không cao nên các bên dễ vi phạm hợp đồng. Trong khi đó, về phía người sản xuất, một bộ phận nông dân còn canh tác theo tập quán cũ, không tuân thủ theo quy trình sản xuất do cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, chưa tham gia sinh hoạt, hội họp đầy đủ dẫn đến việc khó khăn trong triển khai chính sách.

Ông Tùng cho rằng: Để phát huy hiệu quả trong xây dựng CĐL các tỉnh, thành vùng ÐBSCL cần vận dung linh hoạt các cơ chế chính sách, đầu tư nguồn lực, tăng cường đẩy mạnh liên kết sản xuất, sản xuất theo chuỗi gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua hình thức liên kết như tổ hợp tác, hợp tác xã, CÐL... Ðặc biệt liên kết giữa nông dân với DN chế biến, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng đầu vào cho sản xuất cần được tăng cường, phát huy vai trò quản lý của ban quản lý các mô hình liên kết nêu trên, nhằm đôn đốc, yêu cầu các thành viên của mô hình sản xuất thực hiện nghiêm túc hợp đồng bao tiêu sản phẩm khi đã ký kết...

Trong 3 năm qua thực hiện Nghị quyết số120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, Bộ NN-PTNT đã xây dựng, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản, hình thành những vùng sản xuất tập trung, từ đó ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất với khối lượng lớn và chất lượng đảm bảo. Riêng diện tích sản xuất lúa CĐL ở vùng ĐBSCL có hơn 427.000 ha, chiếm tới 74% diện tích CĐL của cả nước.

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Trao quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc Vinachem cho ông Nguyễn Hữu Tú

Vinachem tổ chức lễ công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú làm Tổng Giám đốc, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới trong ngành hóa chất Việt Nam.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất