| Hotline: 0983.970.780

Mời nhà khoa học vào cuộc

Thứ Năm 13/10/2011 , 12:03 (GMT+7)

Cán bộ xã Tân Lập (huyện Đồng Phú, Bình Phước) cho biết, nhờ có sự hỗ trợ về KHKT của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (Viện NNMN), đến nay những mô hình kinh tế áp dụng KHKT đang cho kết quả khả quan, đó là tiền đề quan trọng giúp người dân xây dựng NTM.

Mô hình gà Tàu Vàng của ông Tô Minh Hùng ở ấp 1, Tân Lập

Cán bộ xã Tân Lập (huyện Đồng Phú, Bình Phước) cho biết, nhờ có sự hỗ trợ về KHKT của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (Viện NNMN), đến nay những mô hình kinh tế áp dụng KHKT đang cho kết quả khả quan, đó là tiền đề quan trọng giúp người dân xây dựng NTM.

Dẫn chúng tôi đi thăm các mô hình kinh tế của xã đang phát huy hiệu quả, ông Bùi Minh Hùng, Chủ tịch UBND xã Tân Lập, nói: Để xây dựng NTM theo hướng văn minh, hiện đại, chúng tôi đã lên quy hoạch tổng thể về kinh tế - xã hội, từ việc chỉnh trang khu dân, chợ nông thôn; điện - đường - trường - trạm… Tuy nhiên, chúng tôi xác định 2 tiêu chí khó thực hiện nhất là chuyển dịch cơ cấu lao động và thu nhập bình quân đầu người. Hiện lao động trong nông nghiệp đang chiếm 55%, để giảm còn 20% theo tiêu chí NTM là rất khó. Đất nông nghiệp chiếm 85% diện tích đất tự nhiên toàn xã, lao động chủ yếu là cạo mủ cao su và thu hái điều bằng phương pháp thủ công. Bên cạnh đó, mức thu nhập bình quân của tỉnh đã đạt trên 18 triệu đồng/người/năm, trong khi đó Tân Lập mới đạt 14,5 triệu đồng/người/năm, rất khó tăng 1,5 lần…

Chính vì xác định rõ những khó khăn trước mắt như vậy nên Tân Lập đã có những “đối sách” phù hợp nhằm nâng cao đời sống cho người dân. Đó là phải áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp. Truyền đạt tối đa những kiến thức trong sản xuất cho người nông dân. Đặc biệt, đầu tư kiến thức chăm sóc cây điều, cao su, những cây thế mạnh của địa phương. Tập trung phát triển thêm những mô hình kinh tế hiệu quả như trồng cây ca cao xen dưới tán điều, mô hình trồng nấm, chăn nuôi gà. Để làm được đều đó, Tân Lập đã "bắt tay" với các nhà khoa học của Viện NNMN.

Đầu tiên là mô hình trồng sắn cao sản được thực hiện trên diện tích gần 3 ha. Kỹ sư Tống Quốc Anh, Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Hưng Lộc (Viện NNMN), cho biết: “Giống sắn (khoai mì) KM140 này hoàn toàn mới, do Viện tài trợ từ khâu giống đến kỹ thuật như hướng dẫn kỹ thuật làm đất, xuống giống, bón phân hợp lý, chăm sóc hiệu quả cao. Cuối tháng 10 tới đây, chúng tôi sẽ tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác sắn bền vững cho nông dân, tổ chức hội thảo đầu bờ để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình mới so với tập quán canh tác sắn cũ ở địa phương và nhân rộng mô hình cho xã.

Tiếp tục thành quả này, Viện NNMN tiếp tục tài trợ toàn diện cho địa phương về các mô hình chăn nuôi gà, trồng điều cao sản, trồng nấm, ca cao, “bao” từ khâu giống đến các phương pháp kỹ thuật. Anh Trần Công Khanh, Giám đốc Trung tâm Điều (Viện NNMN), cho biết: Năm nay chúng tôi bắt dầu làm thử nghiệm chăm sóc 7 héc - ta điều theo 4 mô hình, trong đó có 2 mô hình cải tạo cây điều của người dân đã trồng sẵn, đang cho thu hoạch. Các biện pháp thực hiện trên vườn điều cũ là bón phân, cải tạo đất, tỉa thưa, cây cành. Hai mô hình còn lại là trồng ca cao xen dưới tán điều cũ và trồng giống điều mới của Viện đưa xuống. Trước kia năng suất điều của bà con ở đây rất thấp, có lúc chỉ được 700 - 800 kg/ha, thời điểm cao nhất cũng chỉ được hơn 1 tấn/ha. Nhưng áp dụng các biện pháp kỹ thuật của Viện thì năng suất có thể tăng lên hơn 3 tấn/ha.

Ông Nguyễn Bá Cường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Lập, cho biết: “Ngoài các mô hình trên, Viện NNMN đã tổ chức các lớp đào tạo nghề cho các hộ nông dân. Đặc biệt, mô hình trồng cây ca cao xen tán điều là mô hình điểm, sẽ được nhân rộng ra hơn 100 ha với 80 hộ dân tham gia".

Tương tự, ông Phạm Tất Thắng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi Bình Thắng (Viện NNMN), cho biết: “Gà Tàu Vàng đã được Viện nghiên cứu thuần chủng và đang triển khai thực hiện 16 mô hình nuôi gà Tàu Vàng tại 16 gia đình trong xã, mỗi mô hình từ 200 đến 300 con. Sau 3 tháng triển khai, tất cả đều phát triển tốt, gà khỏe và tăng trưởng nhanh, tỷ lệ chết dưới 7%. Đến nay trung bình trọng lượng đạt khoảng 1,6 kg/con. Khi gà được 3,5 - 4 tháng tuổi thì có thể xuất chuồng với trọng lượng trung bình 2 kg/con. Với giá bán khoảng 75.000 đồng/kg, mỗi mô hình ước tính lãi khoảng 10 triệu đồng sau gần 4 tháng nuôi”.

Hộ nông dân Lê Thái Học, ở ấp 1 được chọn làm mô hình nuôi gà Tàu Vàng cho biết: “Gia đình tôi đã nuôi gà từ nhiều năm nay, nhưng do không có kinh nghiệm, không áp dụng KHKT nên kém hiệu quả. Từ khi xã xây dựng NTM, chúng tôi được Hội Nông dân xã cho tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, sau đó hỗ trợ vốn cho tôi nuôi lứa gà đầu tiên 500 con và rất thành công. Năm nay, Viện NNMN tiếp tục đầu tư cho chúng tôi nuôi thử nghiệm giống gà Tàu Vàng này, bước đầu rất thuận lợi, gà phát triển nhanh”.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.