| Hotline: 0983.970.780

Một cuộc 'tự sát chính trị' lại là tốt cho Vương quốc Anh!?

Thứ Năm 23/06/2016 , 08:01 (GMT+7)

"Chúng ta thường thấy không cả một đất nước tự đưa nó vào tình thế bên bờ vực thẳm một cách có chủ ý. Tuy vậy thì chúng ta sẽ thấy Vương quốc Anh làm điều đó vào thứ 5 ngày 23/6". Đó là lời nhận xét của nhà kinh tế học Thomas Piketty về cuộc trưng cầu...

"Chúng ta thường thấy không cả một đất nước tự đưa nó vào tình thế bên bờ vực thẳm một cách có chủ ý. Tuy vậy thì chúng ta sẽ thấy Vương quốc Anh làm điều đó vào thứ 5 ngày 23/6". Đó là lời nhận xét của nhà kinh tế học Thomas Piketty về cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề Liên minh châu Âu (EU) tại Vương quốc Anh.

Ý của Piketty là cuộc tổng tuyển cử này không khác gì một cuộc "tự sát chính trị" với hậu quả khó có thể lường được cho tương lai trung đến dài hạn của Vương quốc Anh. Tuy vậy thì những cuộc thăm dò dư luận gần đây của các tổ chức thăm dò như Yougov hay qua mạng của tờ The Guardian đều cho kết quả dư luận đang phân tán 50-50 trong vấn đề đi hay ở (tất nhiên đó là chưa tính số hơn 1/3 cử tri còn chưa quyết định, nhóm người này sẽ cầm chìa khóa quyết định đến kết quả cuộc trưng cầu này).

Phe đi đã đưa ra những lập luận gì để thuyết phục phân nửa số cử tri rằng một cuộc "tự sát chính trị" lại là tốt cho Vương quốc Anh. Ở bài này, chúng tôi sẽ cùng điểm qua một vài lập luận của phe đi và xem liệu rằng chúng có đáng tin cậy hay không.

1. EU là một tổ chức không dân chủ, vì thế những luật được ban hành ở EU ảnh hưởng đến quyền tự chủ của Vương quốc Anh.

Lập luận này đại khái là những người lãnh đạo EU không được bầu một cách dân chủ và vì thế 28 nước thành viên chịu tác động từ một tổ chức không dân chủ. Đây rõ ràng là một vấn đề lớn vì nó có nghĩa rằng quyền tự quyết trong lãnh thổ của các nước thành viên EU, bao gồm Vương quốc Anh, bị xâm lấn bởi một tổ chức không dân chủ EU. Tất nhiên, nếu điều đó là sự thật. Câu hô hào "EU không dân chủ vì không được bầu bởi người dân các nước thành viên" thực ra không lột tả được sự phức tạp của cấu trúc hoạt động của EU.

Có 3 cơ quan chính trong nội bộ Liên minh châu Âu chịu trách nhiệm trong việc hành pháp và lập pháp. Cơ quan chịu trách nhiệm cho việc đề nghị luật pháp trong khối là Ủy ban châu Âu. Những luật pháp được Ủy ban châu Âu đề ra sẽ được tranh luận ở Quốc hội EU, những đại biểu được bầu tại các nước thành viên. Sau khi được Quốc hội thông qua thì Hội đồng EU, gồm các ngoại trưởng các nước thành viên, sẽ xem xét lại một lần nữa trước khi luật được chính thức ban hành.

Rõ ràng là Quốc hội và Hội đồng EU có tính dân chủ cao khi được đại diện bởi các nước thành viên. Vấn đề là Ủy ban châu Âu không có người đại diện mỗi nước. Nhưng, mặc dù Ủy ban này không được bầu trực tiếp bởi công dân 28 nước thành viên nhưng lại được bầu bởi những người được lựa chọn một cách dân chủ bởi 28 nước thành viên. Vì vậy điều này không khác là Thủ tướng Anh tự chọn nội các của mình khi chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử là bao. Nên nhớ là Ủy ban này chịu trách nhiệm cho toàn khối EU, không riêng gì Vương quốc Anh. Vì vậy mà một vài quyết định có thể không có lợi cho Vương quốc Anh nhưng nó là điều tốt nhất cho toàn khối.

Có thể cách vận hành này chưa hiệu quả nhất và còn rắc rối để giải thích nhưng nếu nói như phe đi là EU không dân chủ thì là không có căn cứ.

2. Luật tự do đi lại giữa các nước thành viên trong khối EU khiến cho vấn đề nhập cư trở thành "vấn nạn" tại Vương quốc Anh. Người nhập cư lấy việc làm của người bản địa, đặt các hệ thống phúc lợi xã hội tới điểm giới hạn.

Vấn đề nhập cư là vấn đề rất quan trọng đối với cử tri Anh khi bên cạnh các vấn đề khác thì có đến 70% số người được Yougov thăm dò nhận định rằng đây là vấn đề quan trọng với họ. Thứ nhất, tất cả các nghiên cứu từ Đại học Kings College of London đến bức thư kí tên của hơn 100 nhà kinh tế học gửi tờ Guardian đều không tìm được mối liên hệ nào giữa việc người nhập cư và tăng tỉ lệ thất nghiệp của người bản địa.

15-02-05_mxresdefult
"Người thông minh nhất thế giới" Stephen Hawking ủng hộ phe ở lại

 

Lượng người nhập cư tăng đến Anh không phải vì hệ thống phúc lợi "dễ dãi" của nước này. Điều đơn giản là kinh tế Anh đang phục hồi tốt nhất trong khối, việc làm được tạo nên nhiều hơn và vì thế nguồn lao động cũng đổ về đây. Nhóm người nhập cư đến từ EU thực tế làm những nhóm công việc mà nguồn lao động bản địa không thể cung cấp. Vì thế, từ góc độ kinh tế - xã hội, đây là việc tốt chứ không có hại.

Nhận định về việc người nhập cư đưa các phúc lợi xã hội như hệ thống y tế công hay trường học, nhà ở tới điểm giới hạn cũng không có căn cứ. Chính phủ Anh đã thực hiện những chính sách thắt lưng buộc bụng từ khi lên nắm quyền từ năm 2010. Việc liên tục cắt giảm đầu tư cho các chính sách công là nguyên nhân chính khiến tình trạng trì trệ của hệ thống công ở Đảo quốc. Ví dụ, cuộc khủng hoảng nhà ở có nguồn gốc từ việc giá nhà tăng chóng mặt do các chính sách khuyến khích mua nhà để tái đầu tư, thay vì để ở, của chính phủ để biến nhà đất thành đòn bẩy cho nền kinh tế. Việc này bị làm tệ hơn với việc lượng nhà mới được xây ở mức thấp kỉ lục từ thời cựu Thủ tướng Tony Blair những năm nửa sau 2000.

Sẽ có độc giả thắc mắc tại sao vấn đề kinh tế không được bàn luận đến trong bài này. Đó là vì, đây là vấn đề duy nhất mà phe đi đã thừa nhận là không có nghiên cứu đáng tin nào chỉ ra rằng rời khỏi EU sẽ có những lợi ích kinh tế với Vương quốc Anh. Với hơn 90% những nhà kinh tế học hàng đầu đều khẳng định việc Anh rời khỏi EU sẽ có tác động "không thể đảo ngược đối với nền kinh tế", trong số này bao gồm giáo sư Christopher Pissarides, người đoạt giải Nobel kinh tế.

"Thật nực cười khi phe đi và người ủng hộ họ cho rằng họ hiểu ngành kinh tế hơn những người dành cả đời nghiên cứu như chúng tôi", Pissarides viết trong lá thư gửi tờ Guardian.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.