| Hotline: 0983.970.780

Một gia đình với nguyện ước khi chết hãy đem tro rải ra biển

Thứ Tư 12/01/2022 , 08:02 (GMT+7)

Mấy tháng trước, con trai tôi Vũ Minh Khuê khi đó bước sang tuổi 44, bị ung thư giai đoạn cuối, vào trước đêm ra đi vĩnh viễn có trăng trối với mẹ…

Chiến đấu đến hơi thở cuối cùng

Vũ Minh Khuê nói: “Bây giờ mọi người biết tình cảnh của con rồi đúng không?”. Tôi trả lời: “Biết rồi nhưng Covid thế này không ai lên thăm con được đâu, F0 nhiều lắm, người ta chặn cấm tất cả các ngõ”. Nó mới bảo: “Con bảo này: Tro cốt của con hãy chia làm hai phần - một phần mang ra bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), một phần ra Phan Xi Păng (Lào Cai)”. Tôi mới giật mình: “Ôi, đi chôn hả con”. Nó trả lời: “Không mẹ rải xuống biển, xuống đất ra cho con”.

Sinh thời con tôi thích đi phượt, thích đi offroad, là thủ lĩnh Hội Mậu Ngọ toàn quốc (những người sinh năm ngọ 1978), cũng là những thành viên đầu tiên của otofun, hăng hái hoạt động xã hội, được nhiều người yêu quý. Ốm yếu như thế nhưng lần cuối cùng nó vẫn còn đi từ thiện, xây trường học ở Mường Lay tỉnh Điện Biên…”.

Vũ Minh Khuê cùng mẹ và em trai ngày mới vào quân đội. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Vũ Minh Khuê cùng mẹ và em trai ngày mới vào quân đội. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Chị Nguyễn Thị Liên ở xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội kể về cái chết của người con, giọng vẫn còn buồn vì nỗi đau “lá xanh rụng trước lá vàng”. Con của chị, Vũ Minh Khuê là sĩ quan quân đội, hơn 8 năm trước, khi biết mắc ung thư vẫn lạc quan, kiên cường chiến đấu với bệnh tật, không phút giây nào chịu đầu hàng…

Tôi quen chị đã lâu, vốn là một thiếu tá nghỉ hưu không biết gì về nông nghiệp, tình cờ năm 2006, khi được đọc tập tài liệu do cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn dịch, đại ý có đoạn viết: Nếu dùng giun quế làm thức ăn chăn nuôi thì tỷ lệ mắc bệnh gần như bằng không bởi nó có loại enzim làm tăng sức đề kháng. Không chỉ thế, loại enzim này còn giúp cho hương vị của thịt tăng lên. Thế là chị mở trại nuôi giun quế mang tên là GHT rồi lấy nó để làm thức ăn cho lợn, gà và làm thuốc uống cho người. Ở tuổi gần 70 chị vẫn hăng say hoạt động xã hội, tham gia nhóm Liên minh Nông nghiệp tử tế, chuyên chăm sóc sức khỏe, xử lý môi trường bằng chế phẩm vi sinh…

Vũ Minh Khuê (ngồi cao nhất, chỉ tay vào lá cờ) khi là sĩ quan tăng thiết giáp. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Vũ Minh Khuê (ngồi cao nhất, chỉ tay vào lá cờ) khi là sĩ quan tăng thiết giáp. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Khi biết di nguyện của con, chị lập tức đồng ý và còn động viên con đã tư duy rất đúng về cái chết và mồ mả: “Trước đây tôi không có ý định hỏa táng và rắc tro của con ra biển như thế đâu dù rằng từng bảo chúng làm vậy với chính mình. 10 năm trước tôi đã đưa tiền cho ông cháu nhờ xây quây một khoảng đất chừng 14m2 bao gồm cả mộ của ông nội tại thôn Vân La, xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP Hà Nội) với tâm nguyện khi chết các con sẽ chôn cất mình ở đó.

Sau những lần tham gia cải táng phần mộ cho người thân tôi thấy làm như thế là ô nhiễm lắm, mỗi lần bốc mộ là mùi xú uế vẫn còn váng vất mãi. Ai cũng làm thế này thì chết, nên văn minh nhất là thiêu thành tro rồi đi rải. Ba bốn năm trở lại đây tôi yêu cầu các con sau rằng: “Mẹ sẽ làm di chúc nhưng mẹ nói trước, ba mặt một lời rằng nếu mẹ chết thì thi thể hãy hiến cho khoa học”. Bọn nó cười bảo, tôi già thế ai lấy xác làm gì? Tôi mới nói, vậy thì hãy thiêu xác mẹ lấy tro rồi rải ra biển và nhấn mạnh nhất định phải làm thế. Bọn chúng trả lời rằng chúng con sẽ đi xuyên Việt, mỗi vùng biển sẽ thả một nắm tro của mẹ ra biển. 

Tôi lên nghĩa trang Yên Kỳ ở Ba Vì TP Hà Nội liên tục và đều đặn hơn 40 năm nay bởi bố mẹ chồng chôn ở đấy, thấy mấy chục quả đồi, hàng vạn ngôi mộ nhưng khoảng 65% mộ đã rất lâu không được chăm sóc - bằng chứng là chả có chân nhang nào cả. Những ngôi mộ còn lại thì chỉ loáng thoáng. Thiết nghĩ trái đất chỉ có chừng đó km2 trong khi một cặp công tằng tổ khảo, công tằng tổ tỷ chúng ta đã sinh sôi ra hàng vài nghìn người cho mỗi dòng họ. Ai cũng xí 2,2m2 khi chết thì người mới sinh sau này lấy đất đâu mà cạp chứ đừng nói là sinh sống. Chưa kể đến ô nhiễm môi trường do địa táng”…

Dù bệnh tật phải chống nạng, Vũ Minh Khuê vẫn đi từ thiện. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Dù bệnh tật phải chống nạng, Vũ Minh Khuê vẫn đi từ thiện. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Thế nhưng, theo chị, mọi việc không suôn sẻ ngay từ đầu bởi mọi người trong gia đình, họ hàng, bạn bè khi biết di nguyện của con và ý định của chị đã phản đối rất mạnh: “Đầu tiên là con dâu tôi, nó giật nẩy mình lên khi biết ý định của tôi là hỏa táng rồi trải tro cốt của chồng nó. Tôi mới nói rằng ở huyện Thường Tín, dòng họ của mẹ rất lớn nhưng mẹ cũng biết đến cụ thôi, còn bên nội nhà con giờ mộ của cụ còn chẳng biết ở đâu thì làm sao mà cháu chắt chăm nom mộ được? Thứ nữa mỗi người chết đi, chỉ còn bộ xương khô chứ chẳng có linh hồn nào ở trong đó cả.

Thấy không thuyết phục được mẹ chồng, con dâu tôi mới gọi cho ông bạn thân của tôi từng là cán bộ cao cấp ở Tòa án nhân dân Tối cao đã nghỉ hưu để thuyết phục. Bạn tôi liền gọi hỏi: “Mày nghĩ thế nào mà định làm như thế?”. Tôi lại trả lời y hệt những gì mình đã nói với con dâu thì bạn tôi bảo: “Mày nói cũng phải nhưng dù sao chúng ta sống vì mồ vì mả chứ không ai chết vì cả bát cơm”. Tôi lại trả lời tiếp: “Tôi không phải không có đất, giờ chôn cất cũng có thể làm được nhưng tôi hỏi ông sau này ai sẽ là người chăm sóc mồ mả cho nó? Nó chỉ có một đứa con gái trong khi toàn bộ ông bà ngoại cùng các dì ruột thịt thì đang định cư tại Mỹ. Ai sẽ hương khói cho thằng Khuê trong khi tôi sống được mấy năm nữa còn thằng Bình (em trai Khuê) cũng kiến giả nhất phận, không thể chăm sóc mộ mãi được?”.

"Tiếp đến ba của Khuê tôi cũng phản biện với lý lẽ tương tự. Rồi lại phản biện ông thông gia cũng y như thế. Không kể rất nhiều họ hàng nội ngoại và bạn bè của tôi, của Khuê và bạn của các em Khuê nữa, nhiều lắm. Tất cả tôi đã phản biện và ai cũng thấy hợp lý rồi đồng tình, có nhiều người còn hưởng ứng nhiệt tình và tuyên bố sau này cũng sẽ làm như thế”, chị Nguyễn Thị Liên kể.

Chị Nguyễn Thị Liên tiếp nhận tro cốt của con để đem đi rải ngoài biển. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Chị Nguyễn Thị Liên tiếp nhận tro cốt của con để đem đi rải ngoài biển. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Hành trình người mẹ đi rải tro của con

Cúng 3 ngày, rồi cúng 7 ngày cho Khuê cũng toàn gia đình tự cúng vì ông thầy sợ Covid-19, phải đi cách ly. Em trai của Khuê mới bảo với mẹ rằng: “Bây giờ còn mốc 49 ngày nữa, nếu lúc đó cúng được tử tế cho anh thì sẽ làm theo ý nguyện của anh và quyết định của mẹ, nếu không cúng được tử tế thì để con mua một miếng đất chôn anh cho bạn bè anh đến viếng”. Lúc đó, chị thú thực cũng lung lay, thấy thế cũng được nhưng đến đúng 49 ngày của Khuê thì hết cách ly xã hội, gia đình làm được mấy mâm mời họ hàng, con cháu về.

Chị tâm sự: “Xong mốc cúng 100 ngày thì đáng nhẽ là cả gia đình lên đường đi rải tro cốt của Khuê rồi. Tôi định đưa con qua Ngã ba Đồng Lộc viếng mộ 10 chị liệt sỹ thanh niên xung phong, qua Quảng Bình thắp hương cho Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, nghỉ rồi đi tiếp vào Đà Nẵng, thuê tàu mang thả tro cốt của con ra bán đảo Sơn Trà nhưng vì Covid-19 lúc đó đang phức tạp quá nên phải hoãn.

Lý do chọn bán đảo Sơn Trà này là khi biết mình mắc bệnh ung thư, vô phương cứu chữa, Khuê mới bảo nhà mình chưa đi du lịch với nhau bao giờ, vậy là cả gia đình quyết định đi một quệt những địa danh trên và tới bán đảo Sơn Trà nơi có cảnh rất đẹp, có cả tượng Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát rất lớn và rất đẹp ở đó nữa.

Con gái của Vũ Minh Khuê ôm bình tro cốt của bố. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Con gái của Vũ Minh Khuê ôm bình tro cốt của bố. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Bao nhiêu năm từ ngày con mắc trọng bệnh tôi đã làm rất nhiều việc, từ cúng lễ, giải hạn, phóng sinh…cho tới tụng kinh, niệm Phật cho con rồi bảo nó cùng làm cho đỡ đau mà Khuê cứ chối đây đẩy bởi con là sĩ quan, là đảng viên nên không tin vào tâm linh nhưng trước khi mất mấy hôm đã bắt đầu niệm Phật, chắc là cảm nhận được phép tu tâm, đạo lý của Phật. Thế nhưng bây giờ tôi nghĩ sẽ không chia tro làm hai phần nữa mà sẽ bê nguyên tro ra bán đảo Sơn Trà thả ở một nơi thôi và khi cúng cho con tôi vẫn thầm bảo với con như thế…

Sau thời gian bị hoãn do Covid, gia đình chúng tôi vừa rồi đã làm một chuyến đi rải tro cốt theo di nguyện của con. Đoàn đến ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) đúng lúc sư thầy Đào Trung Hiếu đang chuẩn bị tổ chức lễ cầu siêu cho 10 chị thanh niên xung phong. Tôi trình bày rằng bản thân mình và con đều là bộ đội, giờ đang đi rải tro cốt ra biển theo di nguyện của cháu, sư thầy liền hoan hỉ nhận lời cúng cầu siêu luôn cho.

Gia đình và bạn bè cùng thả tro cốt của Vũ Minh Khuê xuống biển. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Gia đình và bạn bè cùng thả tro cốt của Vũ Minh Khuê xuống biển. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Đoàn đến Đà Nẵng lúc tối ngày 9/1/2022, vừa hay trời dứt mưa. Gần 10 người bạn của cháu đã chờ sẵn ở đây để cùng ra bán đảo Sơn Trà. 0 giờ 33 phút một đống lửa to được đốt lên. Lần lượt từng thành viên thực hiện nghi thức từ biệt. Người lớn tuổi thì đặt tay lên hũ tro, cánh trẻ thì truyền tay nhau ôm hôn lên hũ tro.

Khi rải tro xuống biển, tiếng nhạc tử sĩ cất lên từ chiếc loa di động khiến ai nấy đều cảm động. Ngó lên trời đêm chỉ thấy duy nhất một vì sao lấp lánh, không ai bảo ai đều nhận định đó là Khuê - tên một ngôi sao tượng tưng cho trí tuệ. Sóng biển chợt vỗ mạnh hơn. Cảm giác linh thiêng ai ai cũng lặng lẽ cảm nhận, thấy lòng thanh thản và vô cùng ấm áp"...

Tôi mới làm bài thơ này để tiễn biệt con rằng: “Có một lần cuối mẹ ôm con. Là hũ tro đã không còn hơi ấm. Trong tim mẹ niềm đau từ sâu thẳm. Không thể nhấc lên khỏi trống vắng chia xa. Có một lời từ biệt mẹ cha. Là tiếng biển vỗ oà từng con sóng. Là lời ru mây thả cùng trời rộng. Là mưa thiêng rơi chốn biển xa…”.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Mời gọi doanh nghiệp ngành lúa gạo Việt Nam đầu tư tại Cuba

Cần Thơ Cuba mong muốn học hỏi kinh nghiệm cũng như mời gọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành lúa gạo Việt Nam tham gia đầu tư, thúc đẩy sản xuất lương thực tại Cuba.

Trao tặng 80 di ảnh cho thân nhân các anh hùng liệt sỹ

Hội Cựu công an nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức lễ trao 80 di ảnh các anh hùng, liệt sỹ tới thân nhân, gia đình.