| Hotline: 0983.970.780

Một trong mười ngôi nhà cổ truyền thống đẹp nhất Việt Nam được UNESCO công nhận

Thứ Bảy 28/01/2017 , 07:30 (GMT+7)

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, đến nay Tây Giai vẫn lưu giữ được khá nhiều nét đẹp truyền thống... Một trong số đó là ngôi nhà cổ có niên đại trên 200 năm của ông Phạm Ngọc Tùng, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc - UNESCO công nhận là một trong 10 nhà cổ dân gian có kiến trúc tiêu biểu nhất của Việt Nam.

Sử sách chép rằng, làng Tây Giai là vùng đất gắn liền với quá trình xây dựng và tồn tại của di tích Thành Tây Đô, một thời được nhà Hồ chọn làm kinh đô. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, những công trình kiến trúc cổ quanh vùng đã bị mai một ít nhiều, dù vậy nơi đây vẫn còn lưu giữ được một số kiến trúc cộng đồng làng xã cùng những ngôi nhà cổ truyền thống có niên đại hàng trăm năm…

Làng cổ Tây Giai nằm ở phía Tây di tích Thành nhà Hồ. Cuối thế kỷ XIV, Hồ Quý Ly cho xây thành, dời đô đến địa phận thôn An Tôn, làng Tây Giai, phủ Quảng Hóa. 

Năm 1428, sau khi Lê Lợi lật đổ ách thống trị của nhà Minh, lúc này các dòng họ ở nhiều nơi lần lượt đến sinh cơ lập nghiệp trên mảnh đất này.

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, đến nay Tây Giai vẫn lưu giữ được khá nhiều nét đẹp truyền thống văn hóa - lịch sử cùng nhiều di sản văn hóa vật thể độc đáo. Một trong số đó là ngôi nhà cổ có niên đại trên 200 năm của ông Phạm Ngọc Tùng, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc - UNESCO công nhận là một trong 10 nhà cổ dân gian có kiến trúc tiêu biểu nhất của Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Nam, cán bộ Văn hóa xã Vĩnh Tiến (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) khẳng định, trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc có hàng chục ngôi nhà kiến trúc cổ độc đáo, niên đại từ 100 đến trên 300 năm. Tuy nhiên, nếu xét tổng thể các yếu tố đều không thể sánh được với ngôi nhà của ông Phạm Ngọc Tùng.

21-15-28_1
Toàn cảnh ngôi nhà cổ của ông Phạm Ngọc Tùng
 

Ông Phạm Ngọc Tùng là cháu đời thứ bảy của cụ Bát, chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà cố nói trên. Sử sách có ghi, xưa kia cụ Bát là người có tiền tài, địa vị trong xã hội, từng được phong làm quan hàng bát phẩm, hưởng nhiều bổng lộc của triều đình nhà Nguyễn.

Chính vì thế, khi có ý định làm nhà cụ Bát đã không quản ngại đường sá xa xôi, cất công lặn lội khắp nam, chí bắc mời bằng được những nghệ nhân giỏi nhất.

Ròng rã suốt một năm trời, tốp thợ tài hoa đất Đạt Tài (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã kết hợp cùng những nghệ nhân nức tiếng vùng Nam Hà xưa (nay là tỉnh Hà Nam) miệt mài đục đẽo, cưa, xẻ… để tạo nên một công trình vô giá cho đời sau.

21-15-28_2
Toàn cảnh ngôi nhà cổ của ông Phạm Ngọc Tùng
 

Gia phả dòng họ Phạm ghi rằng, ngôi nhà được cụ tổ Bát triển khai xây dựng từ đầu năm Gia Long thứ 9 (năm 1810), đến cuối năm thì hoàn thành. Nhà rộng 7m, dài 20m, nằm hướng Nam chếch Đông, gồm 7 gian. 3 gian giữa dùng để thờ tự tổ tiên và tiếp khách. Hai bên hai buồng, mỗi buồng 2 gian.

Nhìn bề ngoài, ngôi nhà rất mộc mạc, bình dị nhưng ẩn chứa bên trong những giá trị kiến trúc không thể đong đếm. Ngôi nhà mang nét kiến trúc đặc trưng của người Việt xưa, xây dựng theo lối lộn thềm, cửa bức bàn, vật liệu gồm nhiều loại gỗ quý, chủ lực là sến, táu, xoan, lát.

21-15-28_3
Toàn cảnh ngôi nhà cổ của ông Phạm Ngọc Tùng
 

Nhà được chống đỡ bằng 29 cột cái, chân cột đặt vuông vắn trên các phiến đá mài nhẵn. Phần tường nhà dày 0,7m làm từ tre, nứa, bên ngoài gia trát bằng đất luyện, phân trâu và giấy bản. Mái nhà lợp từ 16.000 viên ngói vảy cá. 3 gian chính có tổng cộng 12 cánh cửa dày bản, chắc chắn, theo quan niệm phong thủy của người xưa sẽ mang vượng khí vào nhà, giúp gia chủ làm ăn phát đạt, không khí trong nhà thuận hòa, êm ấm.

Tay đòn của ngôi nhà bố trí theo hướng chồng rường kẻ chuyền và chồng rường kẻ bảy; các chi tiết được liên kết chặt chẽ bằng mộng, mẹo, khi gặp sự cố có thể dễ dàng dỡ bỏ phần khung để phục dựng, duy tu.

21-15-28_4
Toàn cảnh ngôi nhà cổ của ông Phạm Ngọc Tùng
 

3 gian chính diện của được chạm trổ hoa văn tinh xảo, độc đáo khắc họa sinh động tứ linh (long, ly, quy, phượng) và tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai). Điều này cho thấy chủ nhân ngôi nhà là người học rộng, tài cao, muốn hòa hợp giữa đất, trời, hướng đến trường thọ bền vững, cao sang và an lạc.

Theo những bậc cao niên trong làng, ngôi nhà cổ của ông Phạm Ngọc Tùng là di tích có giá trị truyền thống, lại là địa danh gắn liền với cuộc 2 cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp, Mỹ của dân và quân ta. Những năm 1959 - 1975, ngôi nhà bao bọc nhiều lớp cán bộ, chiến sỹ cách mạng, đây cũng là địa điểm chứa quân lương và vật liệu phục vụ cho việc sản xuất và chiến đấu ở địa phương.

Có giai đoạn, khắp vùng Tây Giai thường xuyên phải hứng chịu những trận rải bom ác liệt của quân thù, nhiều ngôi nhà, làng mạc bị hủy hoại nặng nề, thế nhưng ngôi nhà cổ vẫn hiên ngang đứng đó: “Cả 7 gian vẫn còn nguyên vẹn, đây là điều thần kỳ”, ông Tùng nói.

21-15-28_5
Toàn cảnh ngôi nhà cổ của ông Phạm Ngọc Tùng
 

Đứng vững trước mưa bom, bão đạn chiến tranh nhưng sau gần 200 trăm, dưới sự tác động của thời gian, một số ít hạng mục của ngôi nhà bắt đầu có sự xuống cấp. Xác định đây không chỉ là “báu vật” của riêng thôn Tây Giai mà còn là vốn quý của cả đất nước, tháng 9/2002 Bộ Văn hóa - Thông tin và Tổ chức Hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) đã phối hợp, tiến hành trùng tu trên nguyên tắc đảm bảo tính nguyên bản, thời gian kéo dài trong 7 tháng.

Sau khi hoàn thành, ngôi nhà của ông Phạm Ngọc Tùng chính thực được UNESCO công nhận là một trong mười ngôi nhà cổ dân gian truyền thống đẹp nhất Việt Nam.

21-15-28_6
21-15-28_7
21-15-28_8
Ba gian chính của ngôi nhà được chạm trổ hoa văn tinh xảo, độc đáo
 

21-15-32_9
21-15-32_10
Các chi tiết của ngôi nhà được liên kết chặt chẽ

 

21-15-32_11
Trải qua hơn 2 thế kỷ nhưng các cánh cửa vẫn nguyên bản

 

21-15-32_12
21-15-32_13
Bàn thờ tự vẫn lưu giữ được những đồ vật giá trị

 

21-15-32_14
Ông Tùng luôn cố gắng để lưu giữ bản sắc của ngôi nhà

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Hỗ trợ Sơn La phục hồi hơn 15.000ha đất nông lâm nghiệp

Dự án RESTORE Sơn La,dự kiến hỗ trợ phục hồi 6.994ha đất trồng cây ăn quả và 8.239ha đất lâm nghiệp; trồng hơn 13 triệu cây đa mục đích.

Tình nguyện hiến đất làm kè chống sạt lở bờ sông

Hà Tĩnh Hơn 30 hộ dân ở huyện Hương Khê đã tình nguyện hiến hàng nghìn m2 đất làm dự án kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Sâu, góp phần phòng chống thiên tai hiệu quả.