| Hotline: 0983.970.780

‘Mưa dầm thấm lâu’ về truyền thông dinh dưỡng

Thứ Tư 20/10/2021 , 12:17 (GMT+7)

Với những gia đình có điều kiện thì việc tiếp cận truyền thông dinh dưỡng không khó, nhưng với người dân ở vùng sâu, vùng xa cần phải làm theo cách “mưa dầm thấm lâu”.

Truyền thông dinh dưỡng, việc làm cần thiết để nâng cao nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Ảnh: Đào Thanh.

Truyền thông dinh dưỡng, việc làm cần thiết để nâng cao nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Ảnh: Đào Thanh.

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng cũng như thực phẩm thì, một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của chương trình “Không còn nạn đói” ở Việt Nam trong thời gian tới đó là vấn đề truyền thông dinh dưỡng. Tuy nhiên đây không phải việc dễ làm, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi cuộc sống cũng như khả năng tiếp cận thông tin còn nhiều khó khăn.

PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, làm tốt truyền thông dinh dưỡng là cả ông bố và bà mẹ hiểu về dinh dưỡng sẽ là tốt nhất cho trẻ nhỏ. Truyền thông để cho người dân, nhất là người trong độ tuổi sinh đẻ hiểu được rằng, dinh dưỡng thế nào là đủ để trẻ phát triển toàn diện về thể trạng, sức vóc và trí tuệ.

Qua hoạt động truyền thông dinh dưỡng sẽ giúp người dân, nắm chắc được kiến thức về dinh dưỡng chăm sóc các cháu trong 1000 ngày vàng đầu đời; từ lúc mang thai cho các cháu đến 2 tuổi thậm chí là 3 tuổi. Để những người phụ nữ sẵn sàng tinh thần làm mẹ biết được và chuẩn bị tình trạng dinh dưỡng tốt trước khi mang thai. Như thế, các em bé từ khi trong bụng mẹ cũng sẽ phát triển tốt và toàn diện hơn.

Chăm sóc các cho trẻ trong 1000 ngày vàng đầu đời là rất cần thiết nhằm giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Ảnh: Đào Thanh.

Chăm sóc các cho trẻ trong 1000 ngày vàng đầu đời là rất cần thiết nhằm giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Ảnh: Đào Thanh.

Huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng hiện có 5.734 trẻ em dưới 5 tuổi, 2.304 trẻ em dưới 2 tuổi. Để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em, Ban Chỉ đạo phòng, chống suy dinh dưỡng từ huyện đến các xã, thị trấn được thành lập; mạng lưới cộng tác viên phòng, chống suy dinh dưỡng ở 21 xã, thị trấn và các thôn, xóm được củng cố.

Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trung Khánh Lê Xuân Thọ cho biết, làm tốt công tác truyền thông dinh dưỡng, các xã, thị trấn của huyện Trùng Khánh hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe dinh dưỡng được triển khai. Hoạt động này được thông qua mạng lưới cộng tác viên với nhiều hình thức cụ thể, trực quan dễ tiếp nhận như: Thực hành trình diễn nấu ăn cho bà mẹ có thai, bà mẹ có con dưới 2 tuổi, bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng; tổ chức thảo luận nhóm, tư vấn dinh dưỡng và phát tờ rơi tuyên truyền cho các gia đình có con dưới 5 tuổi.

 Một trong những vấn đề về dinh dưỡng mà nhiều bà mẹ trẻ em ở vùng nông thôn, miền núi đặt ra đó là phần lớn điều kiện kinh tế còn khó khăn nên ít có điều kiện chăm sóc các cháu bằng thực phẩm đắt tiền hay các loại sữa công thức. Vì thế, họ sợ con họ bị suy dinh dưỡng. Lo lắng như vậy, nhiều bà mẹ bán những sản phẩm sẵn có của nhà mình với giá rẻ sau đó đi mua những sản phẩm đắt như sữa bột về thay thế những sản phẩm như trứng, cá… đáng ra cần chế biến cho trẻ ăn.

Vấn đề dinh dưỡng vẫn là một trong những rào cản ảnh hưởng đến việc nâng cao thể trạng, tầm vóc của trẻ nhỏ ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Ảnh: Đào Thanh.

Vấn đề dinh dưỡng vẫn là một trong những rào cản ảnh hưởng đến việc nâng cao thể trạng, tầm vóc của trẻ nhỏ ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Ảnh: Đào Thanh.

Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng thì việc tìm nguồn dinh dưỡng cho trẻ ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, không phải thực sự khó khăn. Bởi từ lâu các ngành, địa phương đã phát triển mô hình VAC tại mỗi hộ gia đình ở nông thôn. Nguồn thực phẩm rau, củ, thịt cá, trứng tại mỗi gia đình có thể đáp ứng tốt vấn đề dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.

Trên thực tế, ở Việt Nam, kể cả những vùng xa, vùng khó khăn nhất vấn đề thiếu thực phẩm gần như không còn nữa. Thế nhưng, rào cản về phong tục tập quán như ăn kiêng khi mang thai hay cho con bú; cho trẻ nhỏ ăn bổ sung quá sớm, nhiều vùng nông thôn trẻ mới 2, 3 tháng tuổi đã ăn bột trong khi khuyến cao của các chuyên gia dinh dưỡng thì khi trẻ tròn 6 tháng mới cho ăn bổ sung. Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến hệ tiêu hóa không tốt và việc hấp thu dinh dưỡng không đủ.

Một nguyên nhân nữa là nguồn nhân lực cán bộ làm y tế dinh dưỡng ở địa phương còn khó khăn. Những cán bộ y tế cơ sở phải kiêm nhiệm quá nhiều việc nên họ không còn nhiều thời gian để truyền thông dinh dưỡng đúng cách cho bà mẹ nuôi con nhỏ và các đối tượng liên quan. Để giảm suy dinh dưỡng cho vùng khó khăn thì các bộ ngành và địa phương cần tập trung vào việc truyền thông giáo dục dinh dưỡng để các đối tượng hiểu được tầm quan trọng của 1.000 ngày đầu đời, từ lúc mang thai cho đến khi các cháu dưới 3 tuổi.

Vấn đề về dinh dưỡng và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở Việt Nam vẫn đặt ra nhiều khó khăn và thách thức ở phía trước. Theo ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, Bộ NN-PTNT thì đây là một nhiệm vụ yêu cầu tính liên ngành cao. Để giải quyết được các địa phương nhận thức đây là một nhiệm vụ trong các nhiệm vụ phát triển về con người, nguồn nhân lực trong tương lai vì vậy việc truyền thông về vai trò phương thức, cách thức thực hiện chương trình “Không còn nạn đói” và những yêu cầu đặt ra cũng như cơ chế chính sách hướng đến việc cho các địa phương ban ngành thực hiện; chính quyền các cấp từ huyện, xã thậm chí đến thôn bản cần lồng ghép nhiệm vụ dinh dưỡng vào các chương trình tuyên truyền trong các cuộc họp có liên quan.

Cần hình thành nền nông nghiệp dinh dưỡng, chống suy dinh dưỡng thấp còi bằng các hình thức đa dạng như xây dựng câu lạc bộ bà mẹ trẻ em, xây dựng vườn trong gia đình, xâu dựng mô hình dinh dưỡng cho các cháu… Nhưng các mô hình phải đảm bảo có sản phẩm tốt, an toàn, đi kèm với chế biến để đưa vào bữa ăn cho bà mẹ và trẻ em. Ông Thịnh cho biết.

Xem thêm
Việt Nam - bang California tăng cường hợp tác thực hành nông nghiệp bền vững

Ngày 16/5 (giờ địa phương), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam gặp mặt và làm việc với Bộ Lương thực và Nông nghiệp bang California, Hoa Kỳ (CDFA).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.