| Hotline: 0983.970.780

Múa xòe Thái, món ăn tinh thần độc đáo của người Tây Bắc

Thứ Sáu 16/09/2022 , 16:43 (GMT+7)

Khi vụ mùa bội thu, khi trai gái thành đôi, khi có khách quý đến thăm nhà... bà con dân tộc Thái lại quây quần bên nhau, múa điệu xòe để chung vui.

DSC_0348

Các cô gái Thái ở Nghĩa Lộ (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) từ nhỏ đã biết múa xòe. Ảnh: T.L

Khi đã vào vòng xòe tất cả đều quên hết âu lo 

Sống giữa thiên nhiên hùng vĩ, bà con vùng cao luôn cần cù, sáng tạo trong công cuộc chinh phục thiên nhiên. Khi có được những thành quả lao động, bà con ở Mường Lò đã biết nắm chặt tay nhau nhảy quanh đống lửa, để thể hiện niềm vui sướng và những điệu xòe bắt nguồn từ đó.

Các điệu xòe mô phỏng bước đi của cha ông khi khai phá đất đai, phát nương, làm rẫy, trồng lúa, trồng ngô… Tất cả đều diễn tả sinh động và tinh tế về cuộc sống, thể hiện những ước mơ, khát vọng của con người. 

Ông Lò Văn Biến (90 tuổi) ở Nghĩa Lộ (huyện Văn Chấn, Yên Bái) - nghệ nhân dành cả cuộc đời cho việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Thái đặc biệt là truyền dạy điệu xòe Thái cho thế hệ con cháu.

Ông Lò Văn Biến cho biết, bố tôi là một trong những trí thức ở Nghĩa Lộ thời bấy giờ nên lưu giữ rất nhiều sách chữ Thái cổ. Sau khi lên 7 tuổi, tôi được bố gửi sang nhà thầy mo để học chữ. Khi đã đọc thông viết thạo chữ Thái, tôi đọc nhiều cuốn sách, càng đọc càng thấy hay, hấp dẫn. Mỗi cuốn sách đều có ý nghĩa riêng, răn dạy con người ta làm điều hay lẽ phải, đối nhân xử thế; có cuốn dạy người ta canh tác, trồng cấy sao cho phù hợp thời tiết...

Rồi những cuốn sách ngấm vào người từ khi nào không hay và ông trở thành pho sử sống về văn hóa dân tộc Thái đặc biệt là việc khôi phục 6 điệu xòe cổ mang hồn cốt của đất Mường Lò.

Ông cho biết, múa xòe để đoàn kết cộng đồng, thu hút được mọi người, không phân biệt trai gái, không phân biệt giàu nghèo. Khi đã vào vòng xòe tất cả đều say đắm, nắm tay nhau tất cả đều bình đẳng. Và đến với lớp dậy múa xòe, mình làm sao phải truyền lại cho con, cho cháu không thì e rằng sẽ mất đi thôi. 

Xòe Thái có 6 điệu cơ bản. Điệu xòe “Khắm khen” có nghĩa là nắm tay. Đây là điệu xòe cơ bản nhất thể hiện sự gắn kết cộng đồng, mong ước cuộc sống ấm no, hạnh phúc; 

Điệu xòe “Khắm khăn mơi lảu” có nghĩa là nâng khăn mời rượu, thể hiện lòng hiếu khách, sự gần gũi giữa con người với con người; Điệu xòe “Phá xí” nghĩa là bổ bốn, diễn tả tình đoàn kết của cộng đồng, dù ở bất cứ phương trời nào đều hướng về tổ tiên, quê hương; 

Điệu xòe “Đổn hôn” nghĩa là tiến lùi, khẳng định dù trời đất đổi thay, nhưng ý chí và tình người luôn sắt son, bền chặt; Điệu xòe “Nhôm khăn” có nghĩa là tung khăn, một điệu xòe tưng bừng nhất, thể hiện niềm vui trước những thành quả lao động; 

Điệu xòe “Ỏm lọm tốp mư” có nghĩa là vòng tròn vỗ tay, thể hiện sự mãn nguyện, niềm hân hoan sau mỗi cuộc vui.

Trải qua thời gian, theo tiến trình lịch sự, xòe Thái ngày càng được phát triển, với những động tác phức tạp hơn và là nền tảng của những tác phẩm múa có tính nghệ thuật cao. Tuy vậy, múa xòe vẫn chứa đựng cốt cách, bản chất của xòe gắn với tâm hồn của con người, cùng với khát vọng vươn lên chinh phục thiên nhiên.

DSC_0346

Nghệ nhân Lò Văn Biến dù tuổi đã cao nhưng vẫn truyền dạy xòe Thái cho thế hệ con cháu. Ảnh: T.L

Từ trẻ đến già ai cũng biết múa xòe

Với người dân Nghĩa Lộ - Mường Lò, múa xòe Thái đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Không phân biệt trẻ, già, trai, gái, không phân biệt người miền xuôi hay miền ngược, chỉ cần khi vòng xòe được mở ra cùng những âm thanh rộn ràng sẽ trở thành sợi dây kết nối yêu thương, để mọi người được hòa mình trong không gian văn hóa độc đáo, để quên hết những vất vả, buồn phiền. Chỉ còn lại sự vui tươi, gần gũi, sẻ chia và tình yêu với cuộc sống.

Bà Hoàng Thị Lai ở Nghĩa Lộ (huyện Văn Chấn, Yên Bái) cho biết, từ nhỏ khoảng 9-10 tuổi, mình đã tập múa xòe rồi. Khi múa xòe, cảm thấy được hòa mình vào không khí vui vẻ, nắm tay nhau tình cảm. Khi còn vào vòng xòe thì quên hết nghịch ngợm còn khi lớn lên múa xòe giúp quên hết mọi đắn đo, lo toan trong cuộc sống.

Hòa trong âm thanh của dàn nhạc cụ độc đáo chính là âm thanh của những dây xà tích vắt bên hông người phụ nữ Thái. Tay trong tay, những điệu xòe cứ thế mà bất tận, mà da diết. Nhịp trống, nhịp chiêng, khèn bè, mắc hính… vang lên xua tan mọi mệt nhọc, khổ đau, thù hận. Chỉ còn niềm vui, tình yêu, sự chở che của con người và ánh sáng của của niềm tin, của hy vọng vào ngày mai tươi sáng.

Với những giá trị nhân văn và vô cùng đặc sắc, múa xòe Thái đã được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây không chỉ là niềm tự hào của riêng người dân Nghĩa Lộ - Yên Bái, mà còn là niềm tự hào chung của đồng bào Thái khắp nơi trên cả nước, vì có thêm một di sản văn hóa đã được vinh danh bởi rất nhiều nỗ lực bảo tồn, gìn giữ, bởi tình yêu quê hương và sự trăn trở với những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc.

DSC_0429

Xòe Thái đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của bà con vùng cao Tây Bắc. Ảnh: T.L

Để xòe Thái có được sức sống bền chặt và tỏa sáng trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai, chính quyền và người dân thị xã Nghĩa Lộ đã gìn giữ, phát huy giá trị của xòe bằng nhiều hình thức như thực hiện truyền dạy và thực hành xòe Thái trong tất cả các trường học; tổ chức các cuộc thi trình diễn xòe Thái; xây dựng các tiết mục trình diễn xòe trong các chương trình hội diễn nghệ thuật quần chúng. Đưa xòe Thái vào các lễ hội trong năm. 

Hiện thị xã Nghĩa Lộ đã có 115 câu lạc bộ văn nghệ quần chúng thành thạo các điệu xòe và tất cả các trường học trên địa bàn thị xã đều tổ chức trình truyền dạy, trình diễn Xòe trong các hoạt động ngoại khóa.

Hiện nay, xòe Thái đã trở thành một thương hiệu văn hóa nổi bật của Nghĩa Lộ. Xòe được tổ chức trong những hoạt động thường ngày, trong các sự kiện lớn, nhỏ, các lễ hội. Đặc biệt, 6 điệu xòe cổ đều đặn được tổ chức thành một màn riêng trong lễ hội văn hóa – du lịch Mường Lò hằng năm, với sự tham gia của hàng ngàn người, tạo thành những màn đại xòe độc đáo, hấp dẫn.

“Việc khai thác và phát huy giá trị của xòe Thái ở thị xã Nghĩa Lộ đã được nhận thức một cách sâu sắc. Người Nghĩa Lộ tự hào rằng nơi đây không ai không biết xòe. Những điệu xòe được trao truyền từ thế hệ trước tới thế hệ sau, không kể già, trẻ, gái, trai, không kể là người dân tộc nào, chỉ cần lòng yêu mảnh đất và con người Nghĩa Lộ – Mường Lò, tay trong tay hòa cùng nhịp trống, chiêng cũng có thể đắm say trong những điệu xòe bất tận. Đó cũng chính là sức sống mãnh liệt của xòe Thái trong cuộc sống của người dân nơi đây. 

Chỉ cần khi vòng xòe được mở ra cùng những âm thanh rộn ràng sẽ trở thành sợi dây kết nối yêu thương, để mọi người được hòa mình trong không gian văn hóa độc đáo, để quên hết những vất vả, buồn phiền. Chỉ còn lại sự vui tươi, gần gũi, sẻ chia và tình yêu với cuộc sống”, bà Quách Thị Thu Nga, Phó phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Nghĩa Lộ (huyện Văn Chấn, Yên Bái) cho biết.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm