| Hotline: 0983.970.780

Muốn cho giống táo chín muộn Ấn Độ sai quả

Thứ Tư 31/03/2010 , 10:36 (GMT+7)

Sau 4 năm nhập nội, trồng thử nghiệm thành công, mới đây giống táo chín muộn chất lượng cao của Ấn Độ đã được đưa vào phát triển đại trà và khuyến cáo bà con nông dân các tỉnh phía Bắc trồng.

KS. Phạm Thị Tuyết, cán bộ kỹ thuật Cty Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Sơn Thái cho biết, sau 4 năm nhập nội, trồng thử nghiệm thành công, mới đây công ty đã đưa vào phát triển đại trà và khuyến cáo bà con nông dân các tỉnh phía Bắc trồng giống táo chín muộn chất lượng cao của Ấn Độ.

Đây là giống táo được đánh giá cao về nhiều chỉ tiêu chất lượng như: độ ngọt, độ brix, ăn giòn và quan trọng là chín muộn, thu hoạch sau Tết Nguyên đán nên bán được giá cao hơn các giống táo chính vụ của ta và Thái lan hiện đang được trồng nhiều ở nước ta. Với mật độ trồng khoảng 416 cây/ha (4 x 6 m), ở độ tuổi 4 năm sau trồng giống táo chín muộn Ấn Độ này cho thu hoạch khoảng 17 tấn/ha, mỗi năm có thể cho thu nhập từ 120 đến 150 triệu đồng/ha/năm. Ngoài việc phát triển sản xuất, Cty Sơn Thái còn chủ động nhân và cung cấp giống, chuyển giao kỹ thuật canh tác, thu hái, bảo quản cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn.

Theo khuyến cáo của Cty, trong quá trình chăm sóc, bà con cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc sau đây để cây táo luôn cho quả sai, chất lượng quả tốt:

- Đây là giống táo chín muộn nên thời gian đốn tỉa phải được thực hiện muộn hơn các giống táo khác, tức là sau Tết Nguyên đán, vào khoảng tháng 3, tháng 4.

- Khi táo đã đậu quả và nuôi quả lớn, thường xuyên tỉa bỏ bớt những quả nhỏ, quả sâu, quả kẹ trên chùm; bón đủ lượng, bón cân đối các nguyên tố tròng thành phần phân bón, kết hợp tưới nước đầy đủ tạo điều kiện cho trái táo lớn nhanh, lớn đẫy, cho năng suất cao, chất lượng thơm ngon đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của khách hàng.

- Để có thể đạt được năng suất cao nhất, mã quả đẹp, chất lượng quả táo thơm ngon nhất để bán được giá cao, ngoài việc sử dụng các loại phân bón tổng hợp như đạm, lân, kali để bón lót trước khi trồng hoặc bón cơ bán vào cuối năn bà con nên chú ý bón thúc thêm một số loại phân bón qua lá như Atonik, Thiên nông hoặc các chế phẩm sinh học được nhập nội từ Trung Quốc và Đài Loan bằng cách phun đều lên mặt tán 7-10 ngày/lần.

- Thời gian ra hoa của giống táo chín muộn này thường trùng vào mùa mưa nên rát khó thụ phấn và đậu quả. Để khắc phục tình trạng này bà con nên mua cá về, cho vào túi nilon treo lên các cành cây (các 2-3 hàng treo 1 bẫy mồi) để dẫn dụ ruồi và một số loài ong kéo đến sẽ tạo điều kiện cho việc thụ phấn của cây táo tốt hơn, quả đậu nhiều hơn, táo sẽ sai quả hơn.

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất